G-20 thành công với gói cứu trợ kinh tế khổng lồ

Sau những bất đồng sâu sắc tưởng như không thể vượt qua cho tới trước giờ khai mạc, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20) ngày 2/4 tại London (Anh) được cho là đã kết thúc thành công khi lãnh đạo các nước đạt được thỏa thuận về nhiều vấn đề nhằm tái khởi động đà tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu.

Sau những bất đồng sâu sắc tưởng như không thể vượt qua cho tới trước giờ khai mạc, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G-20) ngày 2/4 tại London (Anh) được cho là đã kết thúc thành công khi lãnh đạo các nước đạt được thoả thuận về nhiều vấn đề nhằm tái khởi động đà tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại họp báo sau hội nghị, Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết lãnh đạo các nước G-20 đã thống nhất được một gói cứu trợ kinh tế khổng lồ, trong đó quyết định tăng thêm hàng trăm tỉ USD cho các thể chế tài chính quốc tế; lên danh sách đen và trừng phạt những nước áp mức thuế thu nhập thấp không chia sẻ thông tin với những nước khác và cam kết chi 5.000 tỉ USD cho nền kinh tế thế giới với hy vọng tăng sản lượng thế giới thêm 4% vào cuối năm 2010.

Tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo 20 nước khác đã nhất trí đóng góp thêm để tăng quỹ mới cứu trợ các nền kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) lên 1.000 tỉ USD. Trong đó, thêm 500 tỉ USD cho IMF, cộng với 250 tỉ USD trong Quyền rút vốn đặc biệt của IMF và 250 tỉ USD để thúc đẩy buôn bán trong một quỹ mới của WB.

Nhóm G-20 cũng nhất trí để IMF bán hàng tỉ USD vàng dự trữ tại quỹ này để giúp các nước nghèo trên thế giới và đặt ra những quy định mới về việc trả lương và tiền thưởng cho giám đốc các công ty. Ông Brown cho biết IMF và WB sẽ cải tổ để cho phù hợp với những thay đổi trong cấu trúc của nền kinh tế thế giới. Ông nói: "Một trật tự thế giới mới đang nổi lên sau hội nghị thượng đỉnh G-20 ở London và chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác quốc tế".

Hội nghị nhất trí "hành động khẩn cấp" để hoàn tất vòng đàm phán về tự do hoá thương mại Doha trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Lãnh đạo các nước cho biết sẽ tìm cách tái khởi động vòng đàm phán Doha, vốn bị đình trệ tại lâu nay, tại hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) ở Italy vào tháng 6 tới.

Tại hội nghị, lãnh đạo các nước trong nhóm G-20 cũng nhất trí nhóm họp lại một lần nữa trong năm nay.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, người từng đe doạ sẽ rút khỏi cuộc họp, đã thừa nhận những kết quả đạt được tại hội nghị G-20 về tìm "lời giải" cho cuộc khủng hoảng kinh tế là "lớn hơn rất nhiều so với những gì được trông đợi trước hội nghị".

Nga tỏ lý lấy làm tiếc về ý tưởng xây dựng một đồng tiên siêu quốc gia mới có thể thay thế đồng USD làm nguồn tiền dự trữ trong tương lai đã không được đề cập đến tại hội nghị này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục