G20 xúc tiến cải cách kiến trúc tài chính toàn cầu

Xúc tiến cải cách kiến trúc tài chính toàn cầu sẽ là nhiệm vụ chủ đạo của Nga trên cương vị Chủ tịch Nhóm G20 trong năm 2013 tới.
Xúc tiến cải cách kiến trúc tài chính toàn cầu sẽ là nhiệm vụ chủ đạo của Nga trên cương vị Chủ tịch Nhóm G20 năm 2013.

G20 vốn xuất hiện như một phản ứng ngẫu nhiên trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Vào cuối những năm 1990, một điểm rõ ràng có thể nhận thấy là tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế trở nên lớn tới mức một quyết định được thực hiện tại một số quốc gia không thể không tác động tới tiến độ phát triển của các nền kinh tế khác.

G20 gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu trên thế giới, được hình thành nhằm phối hợp tiến trình như vậy.

Trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói nước Nga, ông Sergei Storchak, người phụ trách quan hệ với G20 thuộc Bộ Tài chính Nga cho biết: “G20 hình thành ngẫu nhiên trong các xu hướng nhạy cảm nhất trước biến động của môi trường chính trị-kinh tế toàn cầu, đó là tài chính."

Trong những năm đầu, G20 là mặt bằng trao đổi quan điểm giữa các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, tình hình biến đổi sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra. Các chính trị gia đã quyết định vận dụng cơ chế G20: Một câu lạc bộ các nguyên thủ quốc gia đã hình thành từ câu lạc bộ tài chính.

Theo ông Sergei Storchak, bắt đầu bằng một cuộc cải cách thực sự của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thông qua những biện pháp dần tháo gỡ hậu quả khủng hoảng toàn cầu, diễn đàn đã biến thành Hội đồng ổn định tài chính.

Dưới sự chủ trì của Nga, G20 sẽ xúc tiến cải tổ cấu trúc tài chính toàn cầu. IMF và các ngoại tệ dự trữ (USD và euro) tiếp tục là cơ sở của hệ thống tài chính thế giới. Nhưng hình thức của hệ thống này đòi hỏi sự thay đổi.

Ông Sergei Storchak chia sẻ: “IMF cần phải thay đổi tỷ lệ phiếu giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước mới nổi. Quá trình này không đơn giản. Trong năm nhiệm kỳ Chủ tịch G20 tới đây, Nga phải giải quyết hai nhiệm vụ hệ thống. Đầu tiên là đạt quyết định đồng thuận về công thức tính toán hạn ngạch. Thứ hai, tái đánh giá phân phối hạn ngạch, liên kết hai quyết định này với nhiệm vụ thứ ba, mà cụ thể là tăng trị giá hạn ngạch hay số tiền mà các nước thành viên nộp vào IMF.”

Các nước thành viên G20 sản xuất 90% GDP của thế giới và thực hiện 80% giao dịch thương mại toàn cầu./.

PV (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục