Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn 2011-2015, Trung tâm sẽ triển khai nhiều chương trình khuyến nông, với tổng kinh phí gần 536 tỷ đồng.
Cụ thể, đối với chương trình khuyến nông trồng trọt giai đoạn này sẽ triển khai 29 dự án, có tổng kinh phí hơn 174 tỷ đồng với các cây trồng chủ lực, chuyển hướng theo định hướng sản xuất an toàn (các cây trồng đều phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP).
Mô hình sản xuất cây trồng phải nằm trong vùng sản xuất và mang tính hàng hóa cao, đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp cũng như an toàn cho người sản xuất, môi trường...
Chương trình khuyến nông chăn nuôi giai đoạn 2011-2015 sẽ triển khai 20 dự án, với tổng kinh phí hơn 125 tỷ đồng. Chương trình khuyến lâm sẽ chuyển giao 11 tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, với tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này, tổng kinh phí cho chương trình khuyến công là hơn 55 tỷ đồng, nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thuộc các lĩnh vực chế biến, bảo quản, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, nghề muối và thủy nông vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm công lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Chương trình khuyến ngư được đầu tư hơn 102 tỷ đồng thực hiện 19 dự án nhằm trang bị cho nông ngư các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật, tổ chức quản lý nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, đưa nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ trên các vùng thủy vực mặn, lợ và nước ngọt, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Cũng theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hoạt động khuyến nông giai đoạn 2011-2015 sẽ gắn liền với công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủy sản phát triển, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu; hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và hiệu quả cao đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất./.
Cụ thể, đối với chương trình khuyến nông trồng trọt giai đoạn này sẽ triển khai 29 dự án, có tổng kinh phí hơn 174 tỷ đồng với các cây trồng chủ lực, chuyển hướng theo định hướng sản xuất an toàn (các cây trồng đều phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP).
Mô hình sản xuất cây trồng phải nằm trong vùng sản xuất và mang tính hàng hóa cao, đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp cũng như an toàn cho người sản xuất, môi trường...
Chương trình khuyến nông chăn nuôi giai đoạn 2011-2015 sẽ triển khai 20 dự án, với tổng kinh phí hơn 125 tỷ đồng. Chương trình khuyến lâm sẽ chuyển giao 11 tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, với tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này, tổng kinh phí cho chương trình khuyến công là hơn 55 tỷ đồng, nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thuộc các lĩnh vực chế biến, bảo quản, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, nghề muối và thủy nông vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm công lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Chương trình khuyến ngư được đầu tư hơn 102 tỷ đồng thực hiện 19 dự án nhằm trang bị cho nông ngư các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật, tổ chức quản lý nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, đưa nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ trên các vùng thủy vực mặn, lợ và nước ngọt, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Cũng theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hoạt động khuyến nông giai đoạn 2011-2015 sẽ gắn liền với công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủy sản phát triển, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu; hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và hiệu quả cao đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất./.
Thành Trung (TTXVN/Vietnam+)