Chìa khóa nâng cao vị thế của ASEAN

ttxvn1512as-1608019126-8.jpg

Năm 2020 có thể nói là một năm đặc biệt khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bất ngờ xuất hiện, gây hậu quả nặng nề đối với các nền kinh tế, làm gián đoạn mọi hoạt động, tác động tới cuộc sống của nhiều người dân, tạo ra những thách thức chưa từng có tiền lệ…

Thông qua vai trò dẫn dắt và điều phối của nước Chủ tịch ASEAN năm 2020 Việt Nam, ASEAN đã thể hiện năng lực chủ động và khả năng thích ứng trước những thách thức nảy sinh, tiếp tục làm sâu sắc hơn hợp tác nội khối, hướng tới xây dựng cộng đồng bền vững.

Trong bối cảnh đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một trong số rất ít tổ chức khu vực trên thế giới vẫn hoạt động hiệu quả nhờ phát huy sức mạnh đoàn kết và chủ động thích ứng để cùng vượt qua khó khăn.

Thông qua vai trò dẫn dắt và điều phối của nước Chủ tịch ASEAN năm 2020 Việt Nam, ASEAN đã thể hiện năng lực chủ động và khả năng thích ứng trước những thách thức nảy sinh, tiếp tục làm sâu sắc hơn hợp tác nội khối, hướng tới xây dựng cộng đồng bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020. (Ảnh: Thống Nhất/ TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020. (Ảnh: Thống Nhất/ TTXVN)

Trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá dù đứng trước muôn vàn khó khăn, song ASEAN đã mạnh mẽ vượt qua, thực hiện thành công các mục tiêu ưu tiên hợp tác đề ra cho năm 2020, ngày càng trở nên đoàn kết, gắn kết, với khả năng tự cường và thích ứng cao hơn.

Một trong những thành quả nổi bật của ASEAN năm 2020 là dấu ấn trên con đường xây dựng Cộng đồng ASEAN. Bất chấp những khó khăn do dịch bệnh khiến lần đầu tiên trong lịch sử cả hai hội nghị cấp cao phải tổ chức trực tuyến, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoàn tất đánh giá giữa kỳ triển khai Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN 2025, đưa ra Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, xây dựng nền tảng vững chắc cho con đường phát triển phía trước của Cộng đồng ASEAN.

Đặc biệt, ASEAN đã gắn kết hợp tác phát triển tiểu vùng với tiến trình phát triển chung của ASEAN để mọi người dân có được cơ hội đóng góp cho cộng đồng; nâng cao hình ảnh và hiện diện của Cộng đồng ASEAN, theo đó khuyến khích treo cờ ASEAN và sử dụng bài hát ASEAN, đưa hình ảnh ASEAN gần với người dân và cộng đồng.

Đúng như đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “Khó khăn không chùn bước, thách thức chẳng sờn lòng, dịch bệnh COVID-19 đã không thể cản trở tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN,” tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng đã trở thành động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 về ứng phó với dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 về ứng phó với dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Một dấu ấn nổi bật khác của năm 2020 chính là ASEAN đã nhanh chóng, chủ động và kịp thời có phản ứng tập thể trước tác động nặng nề của COVID-19.

Đó là Tuyên bố Chủ tịch ASEAN mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra ngày 14/2, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh.

Hội nghị cấp ASEAN đặc biệt và ASEAN+3 đặc biệt về COVID-19 hồi tháng 4 đã giúp các nhà lãnh đạo ASEAN cùng các đối tác thúc đẩy hợp tác chung để phòng, chống dịch và giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với người dân, trên tinh thần đặt lợi ích người dân lên hàng đầu, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Nhiều sáng kiến về hợp tác ứng phó với COVID-19 và phục hồi sau đại dịch được công bố và đưa vào triển khai như Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Khung chiến lược ASEAN về các tình huống khẩn cấp, Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai, Tuyên bố ASEAN về Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN… , thể hiện cách tiếp cận tổng thể, đồng bộ mang tính “cả Cộng đồng” của ASESN trong ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thích ứng và từng bước phục hồi toàn diện.

Những sáng kiến này đã góp phần giúp ASEAN đứng vững trước đại dịch COVID-19 và sớm đi vào phục hồi, bảo đảm cho định hướng phát triển của ASEAN. Quan trọng hơn, thông qua hợp tác chống COVID-19 và phục hồi kinh tế, sự gắn kết trong ASEAN càng bền chặt.

Để hiện thức hóa tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng,” ASEAN đã không ngừng thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng, tận dụng các cơ hội, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các nước tham dự lễ ký. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các nước tham dự lễ ký. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 hồi tháng 11. Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim nhận định việc ký kết RCEP sau 8 năm đàm phán với ASEAN ở vị trí chủ đạo là một “minh chứng cho sức mạnh hiệu triệu và vai trò lãnh đạo của khu vực trong việc thúc đẩy một cấu trúc kinh tế mở, toàn diện và dựa trên các quy tắc.”

ASEAN cũng cho thấy các nỗ lực duy trì chuỗi giá trị khu vực khi thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối, đồng thời thông qua Lộ trình phát triển nguồn nhân lực cho thế giới việc làm đang thay đổi.

Việc thông qua Chỉ số Hội nhập kỹ thuật số ASEAN, hay thành lập Mạng lưới Trung tâm sáng tạo ASEAN góp phần nâng cao năng lực thích ứng của ASEAN đối với các cơ hội mang lại từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Một sự kiện nữa thể hiện sự chủ động trong ứng phó với các thách thức của ASEAN chính là việc thiết lập Mạng lưới phản ứng nhanh đối với tin giả trong khu vực ASEAN.

 Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khai mạc hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7 . (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
 Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khai mạc hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7 . (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng là một thành quả đáng chú ý của ASEAN trong năm 2020. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới, những thách thức về an ninh tiếp tục gia tăng, ASEAN vẫn có những cách duy trì hoạt động tham vấn để có thể phát huy được vai trò trung tâm ở mức cao nhất có thể.

Đáng chú ý, nhân kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, ngày 8/8/2020, theo đề xuất của Việt Nam – trên cương vị Chủ tịch ASEAN – và Indonesia, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố chung về Tầm quan trọng của việc Duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á.

Đây là lần đầu tiên các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ra tuyên bố riêng về chủ đề hòa bình và an ninh khu vực vào ngày kỷ niệm thành lập ASEAN.

Bên cạnh việc tái khẳng định tầm nhìn và cam kết xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng, ý nghĩa to lớn của Tuyên bố chung lần này còn ở chỗ đã xác định những nguyên tắc và định hướng lớn giúp cho ASEAN chủ động ứng xử và thích ứng hữu hiệu với những biến động, bất ổn, cạnh tranh nước lớn gia tăng ở khu vực và thế giới, từ đó tiếp tục củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm.

Chuyên gia Hoo Chiew Ping, giảng viên cấp cao về nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Malaysia, nhận định ASEAN đã và đang đặt nền móng cho cấu trúc an ninh khu vực dựa trên các nền tảng của ASEAN, qua đó vai trò trung tâm của ASEAN tiếp tục được khẳng định.

Năm 2020, ASEAN cũng đã đạt được nhiều tiến triển trong đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững, phát huy vai trò, đóng góp của khối trong cộng đồng quốc tế.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 23. (Ảnh: TTXVN phát)  
Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 23. (Ảnh: TTXVN phát)  

Theo đó, chuỗi các Hội nghị cấp cao ASEAN với đối tác năm 2020 đã đạt được những kết quả quan trọng với những cam kết mạnh mẽ, thống nhất từ phía các đối tác, tập trung ở mặt công tác phòng, chống dịch COVID-19 và kế hoạch phục hồi sau đại dịch; xây dựng Cộng đồng ASEAN với vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và thế giới; đảm bảo an ninh, ổn định ở khu vực. Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.

Có thể thấy, việc đạt được những thành quả nêu trên sẽ góp phần củng cố đoàn kết và gắn kết ASEAN, nâng cao sức mạnh nội khối, đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ và vững mạnh, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Cộng đồng, cũng như nâng cao vai trò và đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế.

” Ông đánh giá, trong năm 2020, các quốc gia thành viên ASEAN đã xuất sắc trong việc tiếp tục công việc của mình bất chấp các biện pháp phong tỏa và cách ly chống dịch.

Chính sức mạnh “gắn kết và chủ động thích ứng” trong một năm 2020 đầy khó khăn đã trở thành chìa khóa giúp ASEAN củng cố đoàn kết, gia tăng liên kết kinh tế và kết nối, nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN.

Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi cho rằng mỗi thành tựu mà ASEAN đã gặt hái được trong năm 2020 đều “độc nhất vô nhị và đáng khen ngợi.

Trong khi đó, Phó Tổng thư ký ASEAN Kung Phoak nhận định năm 2020 được cho là năm sôi động đối với ASEAN. Tuy đại dịch COVID-19 đã làm chậm lại đáng kể một số hoạt động và sự kiện, nhưng ASEAN – dưới sự lãnh đạo đầy năng động của Việt Nam – vẫn tập trung nỗ lực xây dựng cộng đồng và thúc đẩy hội nhập khu vực.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm nhiều thách thức của ASEAN.

Các chuyên gia dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn khối ASEAN sẽ chậm lại trong thời gian tới, cụ thể là khoảng 4,5% trong giai đoạn 2021-2025.

Điểm cầu các nước ASEAN tham dự hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 38. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Điểm cầu các nước ASEAN tham dự hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 38. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

Điều này đòi hỏi các lãnh đạo ASEAN hơn lúc nào hết phải tăng cường “gắn kết” và “chủ động thích ứng,” nâng cao năng lực tự cường về kinh tế để có thể trụ vững và ứng phó hiệu quả trước những biến động phức tạp của môi trường khu vực và quốc tế.

Cuối năm 2019, khi tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các nước ASEAN “tư duy Cộng đồng, hành động vì Cộng đồng” như một thực thể thống nhất và gắn kết chặt chẽ để chủ động thích ứng hiệu quả và phát triển bền vững trong một thế giới biến chuyển không ngừng.

Tinh thần đó đã được ASEAN thể hiện ngay trong việc linh hoạt, chủ động thay đổi hình thức họp hội nghị cấp cao sang trực tuyến và nhiều quyết sách, văn kiện quan trọng cũng lần đầu tiên được ký kết trực tuyến.

Có thể nói rằng chính sức mạnh “gắn kết và chủ động thích ứng” trong một năm 2020 đầy khó khăn đã trở thành chìa khóa giúp ASEAN củng cố đoàn kết, gia tăng liên kết kinh tế và kết nối, làm sâu sắc hơn các giá trị và đặc trưng của Cộng đồng ASEAN, khiến vai trò và vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao./.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chiếc búa gỗ cho Đại sứ Brunei tại Việt Nam - nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2021. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chiếc búa gỗ cho Đại sứ Brunei tại Việt Nam – nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2021. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)