Sáng 16/3, đọc Tờ trình về việc chuẩn bị kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XII , Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho biết các cơ quan hữu quan đã và đang tích cực, khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị cho kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội.
Dự kiến Quốc hội sẽ làm việc trong khoảng 29,5 ngày. Đối với 10 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu đã được các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến sơ bộ tại các phiên họp thứ 26 và 27, dự kiến tiếp tục cho ý kiến tại phiên họp thứ 29 này và phiên họp thứ 30 (tháng 4/2010).
Đến nay, đã có 6 dự án Luật được gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội để tổ chức thảo luận tại địa phương. Dự kiến sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 3 dự án luật tại phiên họp thứ 29 và 11 dự án luật tại phiên họp thứ 30.
Các nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, các báo cáo giám sát chuyên đề, trong đó có Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học và các báo cáo khác đang trong quá trình chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để hoàn chỉnh, gửi đến đại biểu Quốc hội.
Theo dự kiến, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII, Chính phủ sẽ trình Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba nêu ý kiến đây là vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều cơ quan khác, đề nghị các Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tra cần có sự phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng, hiệu quả báo cáo thẩm tra. Trong phối hợp thẩm tra, mỗi đơn vị, ủy ban cần có một báo cáo độc lập để từ đó hình thành báo cáo chung.
Về chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu đánh giá, việc thực hiện chất vấn theo nhóm vấn đề tiếp tục có những cải tiến đáng kể, đạt kết quả tốt, đuợc các đại biểu Quốc hội đánh giá cao, thu hút được sự quan tâm của cử tri, dư luận xã hội và nhân dân cả nước.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Thị Thu Ba đề nghị đại biểu gửi sớm các câu hỏi chất vấn để Chính phủ thống nhất về việc phân công người trả lời chất vấn, chuẩn bị có chất lượng các câu hỏi và câu trả lời.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết ngay sau phiên họp này, sẽ có một cuộc họp giữa các cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị cho kỳ họp thứ bảy do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì để rà soát lại toàn bộ chương trình, đảm bảo tốt cho công tác chuẩn bị kỳ họp./.
Dự kiến Quốc hội sẽ làm việc trong khoảng 29,5 ngày. Đối với 10 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu đã được các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến sơ bộ tại các phiên họp thứ 26 và 27, dự kiến tiếp tục cho ý kiến tại phiên họp thứ 29 này và phiên họp thứ 30 (tháng 4/2010).
Đến nay, đã có 6 dự án Luật được gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội để tổ chức thảo luận tại địa phương. Dự kiến sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 3 dự án luật tại phiên họp thứ 29 và 11 dự án luật tại phiên họp thứ 30.
Các nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, các báo cáo giám sát chuyên đề, trong đó có Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học và các báo cáo khác đang trong quá trình chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để hoàn chỉnh, gửi đến đại biểu Quốc hội.
Theo dự kiến, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII, Chính phủ sẽ trình Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba nêu ý kiến đây là vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều cơ quan khác, đề nghị các Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tra cần có sự phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng, hiệu quả báo cáo thẩm tra. Trong phối hợp thẩm tra, mỗi đơn vị, ủy ban cần có một báo cáo độc lập để từ đó hình thành báo cáo chung.
Về chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu đánh giá, việc thực hiện chất vấn theo nhóm vấn đề tiếp tục có những cải tiến đáng kể, đạt kết quả tốt, đuợc các đại biểu Quốc hội đánh giá cao, thu hút được sự quan tâm của cử tri, dư luận xã hội và nhân dân cả nước.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Thị Thu Ba đề nghị đại biểu gửi sớm các câu hỏi chất vấn để Chính phủ thống nhất về việc phân công người trả lời chất vấn, chuẩn bị có chất lượng các câu hỏi và câu trả lời.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết ngay sau phiên họp này, sẽ có một cuộc họp giữa các cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị cho kỳ họp thứ bảy do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì để rà soát lại toàn bộ chương trình, đảm bảo tốt cho công tác chuẩn bị kỳ họp./.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)