Áp lực từ việc tăng giá xăng dầu và lượng người đi tăng đột biến vào dịp nghỉ lễ 2/9 là lý do chính để nhiều nhà xe khách rục rịch tăng giá cước trước kỳ nghỉ lễ.
Theo thông tin từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, đến chiều 31/8 đã có 14 doanh nghiệp vận tải hành khách (Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm) tăng giá cước.
Theo đó, tuyến Hà Nội-Thái Nguyên có Cty Thái Hoàng tăng cao nhất 25%, từ 50.000 đồng/lượt lên 65.000 đồng/lượt; các tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn, Nam Định tăng trên dưới 20%; một số tuyến ngắn khác có mức tăng trên dưới 10%.
Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội Nguyễn Hoàng Trung cho biết dù Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam và công ty đã khuyến cáo các doanh nghiệp không tăng giá vé vào thời gian cao điểm đi lại trong kỳ nghỉ lễ 2/9, nhưng do áp lực giá xăng dầu tăng liên tục nên giá cước tăng là điều khó tránh. Được biết, ngoài 14 doanh nghiệp vận tải trên, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang rục rịch tăng giá cước.
Ngoài ra, hiện đang diễn ra tình trạng “cháy” vé tàu, xe khách, máy bay dịp cao điểm 2/9, hầu như các nhà xe hoặc doanh nghiệp có thương hiệu đều hết vé. Một số nhà xe đường dài trá hình xe hợp đồng du lịch thậm chí tăng giá vé vô tội vạ.
Tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung, mặc dù cơ quan quản lý cho biết không có biến động về giá cước vận tải hành khách do các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình chờ đợi phương án tăng cước, nhưng sau khi xe xuất bến và đón khách dọc đường, thì tất cả nhà xe đều thực hiện “phụ thu” với mức 5.000-20.000 đồng/khách (tùy tuyến).
Với xe giường nằm tuyến Đà Nẵng-Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi khách 460.000 đồng; tuyến Đà Nẵng-Hà Nội 400.000 đồng/người; tuyến Đà Nẵng-Kon Tum 140.000 đồng/người; tuyến Đà Nẵng-Huế 55.000 đồng/người./.
Theo thông tin từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, đến chiều 31/8 đã có 14 doanh nghiệp vận tải hành khách (Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm) tăng giá cước.
Theo đó, tuyến Hà Nội-Thái Nguyên có Cty Thái Hoàng tăng cao nhất 25%, từ 50.000 đồng/lượt lên 65.000 đồng/lượt; các tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn, Nam Định tăng trên dưới 20%; một số tuyến ngắn khác có mức tăng trên dưới 10%.
Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội Nguyễn Hoàng Trung cho biết dù Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam và công ty đã khuyến cáo các doanh nghiệp không tăng giá vé vào thời gian cao điểm đi lại trong kỳ nghỉ lễ 2/9, nhưng do áp lực giá xăng dầu tăng liên tục nên giá cước tăng là điều khó tránh. Được biết, ngoài 14 doanh nghiệp vận tải trên, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang rục rịch tăng giá cước.
Ngoài ra, hiện đang diễn ra tình trạng “cháy” vé tàu, xe khách, máy bay dịp cao điểm 2/9, hầu như các nhà xe hoặc doanh nghiệp có thương hiệu đều hết vé. Một số nhà xe đường dài trá hình xe hợp đồng du lịch thậm chí tăng giá vé vô tội vạ.
Tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung, mặc dù cơ quan quản lý cho biết không có biến động về giá cước vận tải hành khách do các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình chờ đợi phương án tăng cước, nhưng sau khi xe xuất bến và đón khách dọc đường, thì tất cả nhà xe đều thực hiện “phụ thu” với mức 5.000-20.000 đồng/khách (tùy tuyến).
Với xe giường nằm tuyến Đà Nẵng-Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi khách 460.000 đồng; tuyến Đà Nẵng-Hà Nội 400.000 đồng/người; tuyến Đà Nẵng-Kon Tum 140.000 đồng/người; tuyến Đà Nẵng-Huế 55.000 đồng/người./.
(TTXVN)