Khép lại phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu bất ngờ đảo chiều đi lên tại thị trường châu Á, khi mà những lo ngại về “vách đá tài chính” của Mỹ đang dần lắng xuống.
Ngoài ra, việc đồng euro tiếp tục lên giá so với đồng USD cũng là một nhân tố hỗ trợ tích cực cho thị trường năng lượng.
Tính tới cuối buổi chiều 5/12 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2012 tăng 40 xu, lên 88,90 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 23 xu, lên 110,07 USD/thùng.
Giữa bối cảnh nước Mỹ chỉ còn chưa đầy một tháng nữa phải đi đến thỏa thuận về ngân sách, nhằm tránh một “vách đá tài chính” có thể đẩy nền kinh tế thế giới tiếp tục lún sâu hơn vào suy thoái, thì giá dầu tại thị trường châu Á lại bất ngờ ngược dòng đi lên trong phiên giao dịch 5/12 bởi tâm lý của giới đầu tư đã bớt căng thẳng hơn, thậm chí nhiều người vẫn tin tưởng vào khả năng các nhà lập pháp của nước này sẽ sớm đưa ra một kế hoạch ngân sách hợp lý trước khi chương trình tăng thuế giảm chi tiêu công có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.
Bên cạnh đó, việc Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định gia hạn cho Hy Lạp thêm hai năm nhằm đưa thâm hụt ngân sách của nước này trở về đúng với quy định của khu vực đã giúp đồng euro tiếp tục lên giá so với đồng USD, qua đó khiến các mặt hàng năng lượng được định giá bằng “đồng bạc xanh” trở nên rẻ hơn và thúc đẩy nhu cầu mua vào của giới đầu cơ.
Đêm trước (4/12) giá hai loại dầu chính đồng loạt giảm sâu, giữa bối cảnh các vòng đàm phán về vấn đề ngân sách của Mỹ vẫn chưa đạt được những bước tiến đáng kể, khiến giới đầu tư càng lo ngại hơn về nguy cơ xuất hiện “vách đá tài chính”.
Ngoài ra, tâm lý thận trọng trước khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố các số liệu về nguồn cung dầu của của nước này trong tuần trước cũng đè nặng lên thị trường dầu mỏ.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2013 tại New York giảm mạnh 59 xu, xuống mức 88,5 USD/thùng. Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 1,08 USD, xuống 109,83 USD/thùng.
Tại Washington, vấn đề ngân sách vẫn đang chi phối các hoạt động đầu tư hàng hóa, khi mà kế hoạch tăng thuế và giảm chi tiêu công sẽ được tự động áp dụng vào đầu năm 2013.
Việc các nhà lập pháp nước này vẫn bế tắc trong việc ngăn chặn “vách đá tài chính” đã làm giới chuyên gia phải hạ thấp đánh giá về triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tạo áp lực buộc dầu thô giảm giá, bất chấp tín hiệu tích cực về hoạt động sản xuất ở Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua.
Hiện thị trường đang trông đợi báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ về nguồn cung dầu của nước này trong tuần trước (kết thúc vào ngày 30/11). Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), trong tháng 9/2012, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức trung bình gần 6,5 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong gần 15 năm qua.
Theo khảo sát mới đây của Platts, trong tuần vừa qua, nguồn cung dầu của Mỹ đã giảm 1,25 triệu thùng, trong khi xăng tăng hai triệu thùng, chế phẩm khác tăng 800.000 thùng./.
Ngoài ra, việc đồng euro tiếp tục lên giá so với đồng USD cũng là một nhân tố hỗ trợ tích cực cho thị trường năng lượng.
Tính tới cuối buổi chiều 5/12 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2012 tăng 40 xu, lên 88,90 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 23 xu, lên 110,07 USD/thùng.
Giữa bối cảnh nước Mỹ chỉ còn chưa đầy một tháng nữa phải đi đến thỏa thuận về ngân sách, nhằm tránh một “vách đá tài chính” có thể đẩy nền kinh tế thế giới tiếp tục lún sâu hơn vào suy thoái, thì giá dầu tại thị trường châu Á lại bất ngờ ngược dòng đi lên trong phiên giao dịch 5/12 bởi tâm lý của giới đầu tư đã bớt căng thẳng hơn, thậm chí nhiều người vẫn tin tưởng vào khả năng các nhà lập pháp của nước này sẽ sớm đưa ra một kế hoạch ngân sách hợp lý trước khi chương trình tăng thuế giảm chi tiêu công có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.
Bên cạnh đó, việc Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định gia hạn cho Hy Lạp thêm hai năm nhằm đưa thâm hụt ngân sách của nước này trở về đúng với quy định của khu vực đã giúp đồng euro tiếp tục lên giá so với đồng USD, qua đó khiến các mặt hàng năng lượng được định giá bằng “đồng bạc xanh” trở nên rẻ hơn và thúc đẩy nhu cầu mua vào của giới đầu cơ.
Đêm trước (4/12) giá hai loại dầu chính đồng loạt giảm sâu, giữa bối cảnh các vòng đàm phán về vấn đề ngân sách của Mỹ vẫn chưa đạt được những bước tiến đáng kể, khiến giới đầu tư càng lo ngại hơn về nguy cơ xuất hiện “vách đá tài chính”.
Ngoài ra, tâm lý thận trọng trước khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố các số liệu về nguồn cung dầu của của nước này trong tuần trước cũng đè nặng lên thị trường dầu mỏ.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2013 tại New York giảm mạnh 59 xu, xuống mức 88,5 USD/thùng. Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 1,08 USD, xuống 109,83 USD/thùng.
Tại Washington, vấn đề ngân sách vẫn đang chi phối các hoạt động đầu tư hàng hóa, khi mà kế hoạch tăng thuế và giảm chi tiêu công sẽ được tự động áp dụng vào đầu năm 2013.
Việc các nhà lập pháp nước này vẫn bế tắc trong việc ngăn chặn “vách đá tài chính” đã làm giới chuyên gia phải hạ thấp đánh giá về triển vọng tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tạo áp lực buộc dầu thô giảm giá, bất chấp tín hiệu tích cực về hoạt động sản xuất ở Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua.
Hiện thị trường đang trông đợi báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ về nguồn cung dầu của nước này trong tuần trước (kết thúc vào ngày 30/11). Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), trong tháng 9/2012, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức trung bình gần 6,5 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong gần 15 năm qua.
Theo khảo sát mới đây của Platts, trong tuần vừa qua, nguồn cung dầu của Mỹ đã giảm 1,25 triệu thùng, trong khi xăng tăng hai triệu thùng, chế phẩm khác tăng 800.000 thùng./.
Minh Trang (TTXVN)