Trong phiên giao dịch ngày 23/7 tại thị trường Mỹ, giá dầu đồng loạt bật tăng, nhờ những đồn đoán về khả năng dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước (kết thúc ngày 19/7) tiếp tục sụt giảm, cho thấy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại nước này đang có xu hướng gia tăng.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2013 tăng 29 xu, lên 107,23 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 27 xu, đóng cửa ở mức 108,42 USD/thùng.
Trong ba tuần vừa qua, dữ trữ dầu thô của Mỹ liên tiếp tăng ngoài dự kiến của giới phân tích. Các chuyên gia dự đoán rằng lượng dầu tồn kho của nước này trong tuần trước sẽ tiếp tục giảm 2,1 triệu thùng. Điều này sẽ tạo động lực đẩy giá dầu đi lên trong thời gian tới, và khiến khoảng cách giữa giá của hai loại dầu chủ chốt này càng thu hẹp.
Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực leo thang tại Ai Cập và những lời phát biểu mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường về khả năng Chính phủ nước này sẽ đưa ra thêm một số biện pháp mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới , cũng là nhân tố hỗ trợ cho thị trường năng lượng trong phiên này.
Tuy nhiên, tới đầu phiên giao dịch ngày 24/7 tại thị trường châu Á, giá dầu lại đua nhau đi xuống sau khi ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo cho thấy chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc- thước đo đánh giá hoạt động chế tạo của nước này đã giảm xuống mức 47,7 trong tháng 7/2013, từ mức tương ứng 48,2 của tháng Sáu, đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 11 tháng qua. Số liệu này làm dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ năng lượng của quốc gia Đông Bắc Á này.
Mở cửa phiên, tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2013 giảm 27 xu, xuống 106,96 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng mất 22 xu, xuống còn 108,20 USD/thùng./.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2013 tăng 29 xu, lên 107,23 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 27 xu, đóng cửa ở mức 108,42 USD/thùng.
Trong ba tuần vừa qua, dữ trữ dầu thô của Mỹ liên tiếp tăng ngoài dự kiến của giới phân tích. Các chuyên gia dự đoán rằng lượng dầu tồn kho của nước này trong tuần trước sẽ tiếp tục giảm 2,1 triệu thùng. Điều này sẽ tạo động lực đẩy giá dầu đi lên trong thời gian tới, và khiến khoảng cách giữa giá của hai loại dầu chủ chốt này càng thu hẹp.
Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực leo thang tại Ai Cập và những lời phát biểu mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường về khả năng Chính phủ nước này sẽ đưa ra thêm một số biện pháp mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới , cũng là nhân tố hỗ trợ cho thị trường năng lượng trong phiên này.
Tuy nhiên, tới đầu phiên giao dịch ngày 24/7 tại thị trường châu Á, giá dầu lại đua nhau đi xuống sau khi ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo cho thấy chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc- thước đo đánh giá hoạt động chế tạo của nước này đã giảm xuống mức 47,7 trong tháng 7/2013, từ mức tương ứng 48,2 của tháng Sáu, đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 11 tháng qua. Số liệu này làm dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ năng lượng của quốc gia Đông Bắc Á này.
Mở cửa phiên, tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2013 giảm 27 xu, xuống 106,96 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng mất 22 xu, xuống còn 108,20 USD/thùng./.
Minh Trang (TTXVN)