Trong phiên giao dịch ngày 15/5, giá dầu tại thị trường Mỹ biến động trái chiều, khi tâm lý của giới đầu tư bị giằng co giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những lo ngại ngày càng gia tăng về tình hình bất ổn chính trị tại Hy Lạp.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 giảm 80 xu, đóng cửa ở mức 93,98 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng 67 xu, lên mức 112,24 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ đã nắm được động lực đi lên vào đầu phiên sau khi xuất hiện thông tin cho biết tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong quý I/2012 đạt mức 0%, mặc dù thấp hơn mức dự báo trước đó là 0,2% song vẫn giữ khu vực này nằm ngoài suy thoái, nhờ mức tăng trưởng GDP tốt hơn dự kiến của Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, trong quý I/2012 là 0,5%.
Tuy nhiên, đà tăng của giá "vàng đen" không thể duy trì được đến hết phiên do các đảng phái chính trị Hy Lạp tuyên bố cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh của nước này đã thất bại, đe dọa tới khả năng thực hiện các điều kiện mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đặt ra cho Athens nhằm nhận được gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro và có thể buộc Hy Lạp rời khỏi khối tiền tệ chung này.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Tom Bentz thuộc công ty BNP Paribas, cảnh báo rằng những căng thẳng địa chính trị liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn vào cuối tháng này, khi các cường quốc thế giới nối lại cuộc đàm phán về vấn đề này.
Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 23/5 tới tại Bagdad, ngoài Iran còn có sự tham gia của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ.
Tới phiên giao dịch ngày 16/5 tại thị trường châu Á, giá dầu tiếp tục "lao dốc" trước những quan ngại về diễn biến chính trị phức tạp tại Eurozone và nhu cầu tiêu thụ năng lượng yếu kém tại Mỹ.
Mở cửa phiên, tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 6/2012 giảm 1,03 USD, xuống 92,95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 87 xu, xuống 111,37 USD/thùng./.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 giảm 80 xu, đóng cửa ở mức 93,98 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại tăng 67 xu, lên mức 112,24 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ đã nắm được động lực đi lên vào đầu phiên sau khi xuất hiện thông tin cho biết tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong quý I/2012 đạt mức 0%, mặc dù thấp hơn mức dự báo trước đó là 0,2% song vẫn giữ khu vực này nằm ngoài suy thoái, nhờ mức tăng trưởng GDP tốt hơn dự kiến của Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, trong quý I/2012 là 0,5%.
Tuy nhiên, đà tăng của giá "vàng đen" không thể duy trì được đến hết phiên do các đảng phái chính trị Hy Lạp tuyên bố cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh của nước này đã thất bại, đe dọa tới khả năng thực hiện các điều kiện mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đặt ra cho Athens nhằm nhận được gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro và có thể buộc Hy Lạp rời khỏi khối tiền tệ chung này.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Tom Bentz thuộc công ty BNP Paribas, cảnh báo rằng những căng thẳng địa chính trị liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn vào cuối tháng này, khi các cường quốc thế giới nối lại cuộc đàm phán về vấn đề này.
Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 23/5 tới tại Bagdad, ngoài Iran còn có sự tham gia của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ.
Tới phiên giao dịch ngày 16/5 tại thị trường châu Á, giá dầu tiếp tục "lao dốc" trước những quan ngại về diễn biến chính trị phức tạp tại Eurozone và nhu cầu tiêu thụ năng lượng yếu kém tại Mỹ.
Mở cửa phiên, tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 6/2012 giảm 1,03 USD, xuống 92,95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 87 xu, xuống 111,37 USD/thùng./.
Minh Trang (TTXVN)