Giá dầu giảm trong phiên giao dịch đầu tuần này sau khi hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) hạ triển vọng nợ của Chính phủ Mỹ từ "ổn định" xuống mức "tiêu cực," viện dẫn những thâm hụt tài chính và khoản nợ đang dần hiện rõ của Washington.
Theo giới phân tích, giá dầu giảm một phần là do quan ngại của ngành công nghiệp rằng chi phí năng lượng cao sẽ giảm nhu cầu tiêu thụ.
Bên cạnh đó, hoạt động bán ra chốt lời cũng được đẩy mạnh khi S&P lần đầu tiên lên tiếng cảnh báo về tình trạng nợ công của Mỹ - nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới.
Kết thúc phiên 18/4 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 giảm 2,66 USD xuống 107 USD/thùng và tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 2,09 USD/thùng.
Chiều 19/4 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt nhẹ tiếp tục giảm xuống dưới 107 USD/thùng, do báo cáo của S&P làm tăng áp lực buộc Mỹ cắt giảm ngân sách và tăng thuế - hai biện pháp tác động tiêu cực tới đà tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ dầu.
Theo chuyên gia năng lượng Phil Flynn thuộc PFGBest, việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cuối tuần trước ra lệnh cho các ngân hàng lớn phải tăng dự trữ tiền mặt, nhằm cắt giảm khối lượng tiền cho vay và hạ nhiệt nền kinh tế, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ hai thế giới này.
Nhà phân tích Ian O'Sullivan thuộc Tập đoàn thương mại Spread Co. nhận định cảnh báo của S&P về thâm hụt tài chính và nợ công của Mỹ đã gây ra sự kinh ngạc trên tất cả các thị trường, trong đó có thị trường nhiên liệu. Đó là nguyên nhân tất yếu khiến dầu giảm giá, đồng thời giúp giá vàng được hưởng lợi như là "nơi trú ẩn an toàn."
Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Abdullah El-Badri cho biết, mặc dù thị trường dầu mỏ hiện vẫn đang được cung ứng đầy đủ, song OPEC rất "quan ngại" về việc giá dầu leo thang trong bối cảnh nguồn cung đang trở nên hạn hẹp hơn vì những bất ổn địa-chính trị trên thế giới.
Phát biểu trước thềm Hội nghị bộ trưởng năng lượng châu Á Kuwait, ông El-Badri nói rằng tại thời điểm này, giá mỗi thùng dầu đang cao hơn thực tế khoảng 15-20 USD/thùng.
Ông kêu gọi cần phải có "một số quy định" để hạn chế việc đầu cơ, đồng thời giảm thuế sản xuất dầu mỏ nhằm đưa giá dầu rời mức cao hiện nay.
Trước đó một ngày, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Nobua Tanaka cũng thừa nhận giá dầu đang "quá cao" và cảnh báo điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới cũng như nhu cầu dầu mỏ toàn cầu./.
Theo giới phân tích, giá dầu giảm một phần là do quan ngại của ngành công nghiệp rằng chi phí năng lượng cao sẽ giảm nhu cầu tiêu thụ.
Bên cạnh đó, hoạt động bán ra chốt lời cũng được đẩy mạnh khi S&P lần đầu tiên lên tiếng cảnh báo về tình trạng nợ công của Mỹ - nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới.
Kết thúc phiên 18/4 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 giảm 2,66 USD xuống 107 USD/thùng và tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 2,09 USD/thùng.
Chiều 19/4 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt nhẹ tiếp tục giảm xuống dưới 107 USD/thùng, do báo cáo của S&P làm tăng áp lực buộc Mỹ cắt giảm ngân sách và tăng thuế - hai biện pháp tác động tiêu cực tới đà tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ dầu.
Theo chuyên gia năng lượng Phil Flynn thuộc PFGBest, việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cuối tuần trước ra lệnh cho các ngân hàng lớn phải tăng dự trữ tiền mặt, nhằm cắt giảm khối lượng tiền cho vay và hạ nhiệt nền kinh tế, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ hai thế giới này.
Nhà phân tích Ian O'Sullivan thuộc Tập đoàn thương mại Spread Co. nhận định cảnh báo của S&P về thâm hụt tài chính và nợ công của Mỹ đã gây ra sự kinh ngạc trên tất cả các thị trường, trong đó có thị trường nhiên liệu. Đó là nguyên nhân tất yếu khiến dầu giảm giá, đồng thời giúp giá vàng được hưởng lợi như là "nơi trú ẩn an toàn."
Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Abdullah El-Badri cho biết, mặc dù thị trường dầu mỏ hiện vẫn đang được cung ứng đầy đủ, song OPEC rất "quan ngại" về việc giá dầu leo thang trong bối cảnh nguồn cung đang trở nên hạn hẹp hơn vì những bất ổn địa-chính trị trên thế giới.
Phát biểu trước thềm Hội nghị bộ trưởng năng lượng châu Á Kuwait, ông El-Badri nói rằng tại thời điểm này, giá mỗi thùng dầu đang cao hơn thực tế khoảng 15-20 USD/thùng.
Ông kêu gọi cần phải có "một số quy định" để hạn chế việc đầu cơ, đồng thời giảm thuế sản xuất dầu mỏ nhằm đưa giá dầu rời mức cao hiện nay.
Trước đó một ngày, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Nobua Tanaka cũng thừa nhận giá dầu đang "quá cao" và cảnh báo điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới cũng như nhu cầu dầu mỏ toàn cầu./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)