Giá dầu biến động không đồng nhất trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch chiều 30/8 sau khi đã tiếp tục hạ nhiệt trên tất cả các thị trường trong phiên 29/8 và phiên sáng 30/8.
"Vàng đen" đã chịu thoái lui sau nhiều ngày đi lên không mệt mỏi sau khi cơn bão nhiệt đới Isaac đổ bộ vào khu vực vùng Vịnh Mexico đã không ảnh hưởng nặng nề tới các cơ sở sản xuất dầu mỏ của Mỹ tại đây.
Vịnh Mexico là trung tâm sản xuất năng lượng ở ngoài khơi của Mỹ, chiếm tới 23% tổng sản lượng dầu thô và 7% tổng sản lượng khí đốt tự nhiên sản xuất tại Mỹ. Các cơ sở sản xuất dầu mỏ của Mỹ tại đây cũng sản xuất hơn 40% tổng sản lượng dầu lọc và 30% tổng lượng khí đốt hóa lỏng của Mỹ. Cơn bão tan đi, nỗi lo về nguồn cung bị gián đoạn vì cơn bão - một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu tăng lên trong các phiên gần đây, cũng được giải tỏa, giảm bớt sức ép lên giá dầu.
Ngoài ra, giá dầu còn chịu sức ép đi xuống sau khi một số vị bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt gia tăng sản lượng dầu mỏ, đồng thời cho biết họ đã sẵn sàng đề nghị Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mở kho dự trữ dầu chiến lược.
Nếu vào sáng 30/8 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10 tới giảm tiếp 42 xu so với phiên trước (29/8) trên thị trường New York, xuống 95,07 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 9 xu, xuống 112,45 USD/thùng, thì sang đến phiên chiều, giá hai hợp đồng dầu này đã có sự phân hóa trái chiều khi dầu WTI giảm mạnh hơn, mất 51 xu xuống 94,98 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent lại đảo chiều tăng 11 xu lên 112,65 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 29/8 tại thị trường New York và London, giá dầu cũng đã tiếp tục lùi sâu và đóng cửa phiên này, giá hai hợp đồng dầu nói trên lần lượt giảm 84 xu và 4 xu xuống các mức tương ứng là 95,49 USD/thùng và 112,54 USD/thùng./.
"Vàng đen" đã chịu thoái lui sau nhiều ngày đi lên không mệt mỏi sau khi cơn bão nhiệt đới Isaac đổ bộ vào khu vực vùng Vịnh Mexico đã không ảnh hưởng nặng nề tới các cơ sở sản xuất dầu mỏ của Mỹ tại đây.
Vịnh Mexico là trung tâm sản xuất năng lượng ở ngoài khơi của Mỹ, chiếm tới 23% tổng sản lượng dầu thô và 7% tổng sản lượng khí đốt tự nhiên sản xuất tại Mỹ. Các cơ sở sản xuất dầu mỏ của Mỹ tại đây cũng sản xuất hơn 40% tổng sản lượng dầu lọc và 30% tổng lượng khí đốt hóa lỏng của Mỹ. Cơn bão tan đi, nỗi lo về nguồn cung bị gián đoạn vì cơn bão - một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu tăng lên trong các phiên gần đây, cũng được giải tỏa, giảm bớt sức ép lên giá dầu.
Ngoài ra, giá dầu còn chịu sức ép đi xuống sau khi một số vị bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt gia tăng sản lượng dầu mỏ, đồng thời cho biết họ đã sẵn sàng đề nghị Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mở kho dự trữ dầu chiến lược.
Nếu vào sáng 30/8 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10 tới giảm tiếp 42 xu so với phiên trước (29/8) trên thị trường New York, xuống 95,07 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 9 xu, xuống 112,45 USD/thùng, thì sang đến phiên chiều, giá hai hợp đồng dầu này đã có sự phân hóa trái chiều khi dầu WTI giảm mạnh hơn, mất 51 xu xuống 94,98 USD/thùng; trong khi giá dầu Brent lại đảo chiều tăng 11 xu lên 112,65 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 29/8 tại thị trường New York và London, giá dầu cũng đã tiếp tục lùi sâu và đóng cửa phiên này, giá hai hợp đồng dầu nói trên lần lượt giảm 84 xu và 4 xu xuống các mức tương ứng là 95,49 USD/thùng và 112,54 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN)