Tiếp tục xu hướng đi lên lúc đầu phiên, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 12/2012 tại sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 25/10 tăng 25 xu lên 85,98 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 29 xu lên 108,14 USD/thùng.
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường năng lượng đang nhận được sự hậu thuẫn tích cực bởi thống kê khả quan về hoạt động chế tạo của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của Mỹ yếu và các mối lo về Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã hạn chế đà tăng này.
Theo tính toán sơ bộ của HSBC, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, đã vọt lên mức cao nhất trong vòng ba tháng, làm dấy lên hy vọng về khả năng phục hồi của nền kinh tế này. Chỉ số PMI của Trung Quốc tăng từ mức 47,9 trong tháng 9/2012 lên 49,1 trong tháng 10/2012.
IG Markets cho hay, thống kê khả quan trên làm dấy lên đồn đoán rằng kinh tế Trung Quốc đang thoát đáy.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 19/10 tăng 5,9 triệu thùng, nhiều gấp ba lần con số dự báo của các chuyên gia phân tích (1,9 triệu thùng). Phillip Futures nhận định, thống kê này đánh đi tín hiệu thị trường năng lượng sẽ phải đối mặt với nguy cơ đi xuống.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hoạt động kinh doanh của khối tư nhân tại Eurozone giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 6/2009. Thị trường lại càng bi quan hơn khi lòng tin của các doanh nghiệp Đức trong tháng 10/2012 giảm xuống mức thấp nhất của hai năm rưỡi qua.
Mark Pervan - chiến lược gia về hàng hóa tại ANZ Bank, nhận định nhà đầu tư đang tận dụng cơ hội giá dầu giảm để "ôm" vào. Giá dầu mặc dù tăng trong phiên 25/10 nhưng vẫn giảm gần 7% kể từ phiên 18/10.
Cũng trong phiên 25/10, giá xăng bán buôn tăng 0,4 xu lên 2,595 USD/gallonn, trong khi giá dầu sưởi ấm tăng 1 xu lên 3,037 USD/gallon./.
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường năng lượng đang nhận được sự hậu thuẫn tích cực bởi thống kê khả quan về hoạt động chế tạo của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của Mỹ yếu và các mối lo về Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã hạn chế đà tăng này.
Theo tính toán sơ bộ của HSBC, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, đã vọt lên mức cao nhất trong vòng ba tháng, làm dấy lên hy vọng về khả năng phục hồi của nền kinh tế này. Chỉ số PMI của Trung Quốc tăng từ mức 47,9 trong tháng 9/2012 lên 49,1 trong tháng 10/2012.
IG Markets cho hay, thống kê khả quan trên làm dấy lên đồn đoán rằng kinh tế Trung Quốc đang thoát đáy.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 19/10 tăng 5,9 triệu thùng, nhiều gấp ba lần con số dự báo của các chuyên gia phân tích (1,9 triệu thùng). Phillip Futures nhận định, thống kê này đánh đi tín hiệu thị trường năng lượng sẽ phải đối mặt với nguy cơ đi xuống.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hoạt động kinh doanh của khối tư nhân tại Eurozone giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 6/2009. Thị trường lại càng bi quan hơn khi lòng tin của các doanh nghiệp Đức trong tháng 10/2012 giảm xuống mức thấp nhất của hai năm rưỡi qua.
Mark Pervan - chiến lược gia về hàng hóa tại ANZ Bank, nhận định nhà đầu tư đang tận dụng cơ hội giá dầu giảm để "ôm" vào. Giá dầu mặc dù tăng trong phiên 25/10 nhưng vẫn giảm gần 7% kể từ phiên 18/10.
Cũng trong phiên 25/10, giá xăng bán buôn tăng 0,4 xu lên 2,595 USD/gallonn, trong khi giá dầu sưởi ấm tăng 1 xu lên 3,037 USD/gallon./.
Hương Giang (TTXVN)