Tiếp nối đà đi xuống của thị trường New York phiên 9/4, giá dầu trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 10/4 tiếp tục giảm.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng Năm tới đây giảm 34 xu xuống 102,12 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 46 xu xuống 122,21 USD/thùng.
Justin Harper, chiến lược gia về thị trường tại IG Markets Singapore, cho rằng mặc dù xuất hiện những nhân tố cơ bản đẩy giá dầu xuống trong vài phiên trở lại đây, nhưng nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về những căng thẳng địa chính trị và nguy cơ gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.
Ngày 9/4, Iran khẳng định các cuộc đàm phán với P5+1 (Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ) về chương trình hạt nhân vốn gây nhiều tranh cãi của nước này sẽ diễn ra ở Istanbul vào ngày 14/4 tới. Iran từng dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz (nơi 1/5 nguồn cung dầu thế giới đi qua), nếu phương Tây tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt với nước này.
Theo J.P. Morgan, nếu các cuộc đàm phán này đổ vỡ, tâm lý lo ngại về nguồn cung sẽ lại nổi lên.
Kuwait đã cân nhắc "nhiều kịch bản" nếu eo biển này bị phong tỏa. Hiện sản lượng dầu của Kuwait đạt khoảng 3 triệu thùng/ngày và phần lớn hoạt động xuất khẩu dầu và các chế phẩm dầu mỏ của nước này đều đi qua eo biển Hormuz.
Thị trường năng lượng luôn theo dõi sát sao "sức khỏe" kinh tế Mỹ vì đây là nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới. Giá dầu thô đã tăng từ mức 75 USD/thùng hồi tháng 10/2011 lên 110 USD/thùng trong tháng Ba vừa qua, trong bối cảnh kinh tế Mỹ có dấu hiệu cải thiện.
Trong phiên 9/4, giá năng lượng thế giới đi xuống do nhà đầu tư bị chi phối bởi thống kê yếu ớt về thị trường việc làm Mỹ. Theo chuyen gia Carl Larry thuộc Oil Outlooks & Opinions, kinh tế Mỹ đã không tăng trưởng nhanh.
Cũng trong phiên 10/4 tại Singapore, giá dầu sưởi ấm giảm 0,7 xu xuống 3,14 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá xăng giảm 0,3 xu xuống 3,29 USD/gallon./.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng Năm tới đây giảm 34 xu xuống 102,12 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 46 xu xuống 122,21 USD/thùng.
Justin Harper, chiến lược gia về thị trường tại IG Markets Singapore, cho rằng mặc dù xuất hiện những nhân tố cơ bản đẩy giá dầu xuống trong vài phiên trở lại đây, nhưng nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về những căng thẳng địa chính trị và nguy cơ gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.
Ngày 9/4, Iran khẳng định các cuộc đàm phán với P5+1 (Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ) về chương trình hạt nhân vốn gây nhiều tranh cãi của nước này sẽ diễn ra ở Istanbul vào ngày 14/4 tới. Iran từng dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz (nơi 1/5 nguồn cung dầu thế giới đi qua), nếu phương Tây tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt với nước này.
Theo J.P. Morgan, nếu các cuộc đàm phán này đổ vỡ, tâm lý lo ngại về nguồn cung sẽ lại nổi lên.
Kuwait đã cân nhắc "nhiều kịch bản" nếu eo biển này bị phong tỏa. Hiện sản lượng dầu của Kuwait đạt khoảng 3 triệu thùng/ngày và phần lớn hoạt động xuất khẩu dầu và các chế phẩm dầu mỏ của nước này đều đi qua eo biển Hormuz.
Thị trường năng lượng luôn theo dõi sát sao "sức khỏe" kinh tế Mỹ vì đây là nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới. Giá dầu thô đã tăng từ mức 75 USD/thùng hồi tháng 10/2011 lên 110 USD/thùng trong tháng Ba vừa qua, trong bối cảnh kinh tế Mỹ có dấu hiệu cải thiện.
Trong phiên 9/4, giá năng lượng thế giới đi xuống do nhà đầu tư bị chi phối bởi thống kê yếu ớt về thị trường việc làm Mỹ. Theo chuyen gia Carl Larry thuộc Oil Outlooks & Opinions, kinh tế Mỹ đã không tăng trưởng nhanh.
Cũng trong phiên 10/4 tại Singapore, giá dầu sưởi ấm giảm 0,7 xu xuống 3,14 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá xăng giảm 0,3 xu xuống 3,29 USD/gallon./.
Hương Giang (TTXVN)