"Chung thủy" với xu hướng đi lên ở phiên sáng, giá dầu ngọt nhẹ New York (hợp đồng giao tháng Bảy) trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 5/6 tăng tiếp 76 xu lên 84,74 USD/thùng.
Còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 50 xu lên 99,35 USD/thùng.
Theo các chuyên gia phân tích, giá dầu châu Á đã nhận được sự "hậu thuẫn" từ hai nhân tố: nhà đầu tư quay lại thị trường sau đợt sụt giá gần đây của dầu thô và đồng tiền xanh suy yếu.
Victor Shum, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Purvin& Gertz, nhận định: sáng nay, tâm lý bao trùm thị trường là dầu thô đã bị bán ra quá đà trong mấy phiên trước và hiện đang là cơ hội để mua vào.
Các nhà giao dịch đang nóng lòng chờ đợi kết quả cuộc điện đàm giữa các Bộ trưởng Tài chính nhóm G7 vào cuối ngày hôm nay, với trọng tâm là cuộc khủng hoảng ngày một trầm trọng tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và "sức khỏe ốm yếu" của hệ thống ngân hàng châu Âu.
Tóm lại, giá dầu đã thoát được mức đáy của tám tháng qua nhờ những hy vọng về khả năng các nhà lãnh đạo châu Âu có thể chế ngự được cuộc khủng hoảng kinh tế và nợ tại châu lục.
Giá dầu thô New York phiên 4/6 đã từng nằm dưới mốc 82 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011, do thị trường lo ngại kinh tế toàn cầu sa sút sẽ làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Trong tháng Năm vừa qua, giá loại dầu này giảm tới 23%.
Phiên họp chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dự kiến diễn ra vào ngày 6/6 và phiên điều trần trước quốc hội Mỹ (ngày 7/6) của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ là tâm điểm thị trường năng lượng trong những phiên tới.
Ngoài ra, cuộc tổng tuyển cử tại Hy Lạp, phiên họp định kỳ hàng quý của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các cuộc đàm phán cam go giữa Iran với các cường quốc của thế giới xoay quanh chương trình hạt nhân của nước này cũng sẽ là những nhân tố tác động tới giá dầu./.
Còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 50 xu lên 99,35 USD/thùng.
Theo các chuyên gia phân tích, giá dầu châu Á đã nhận được sự "hậu thuẫn" từ hai nhân tố: nhà đầu tư quay lại thị trường sau đợt sụt giá gần đây của dầu thô và đồng tiền xanh suy yếu.
Victor Shum, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Purvin& Gertz, nhận định: sáng nay, tâm lý bao trùm thị trường là dầu thô đã bị bán ra quá đà trong mấy phiên trước và hiện đang là cơ hội để mua vào.
Các nhà giao dịch đang nóng lòng chờ đợi kết quả cuộc điện đàm giữa các Bộ trưởng Tài chính nhóm G7 vào cuối ngày hôm nay, với trọng tâm là cuộc khủng hoảng ngày một trầm trọng tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và "sức khỏe ốm yếu" của hệ thống ngân hàng châu Âu.
Tóm lại, giá dầu đã thoát được mức đáy của tám tháng qua nhờ những hy vọng về khả năng các nhà lãnh đạo châu Âu có thể chế ngự được cuộc khủng hoảng kinh tế và nợ tại châu lục.
Giá dầu thô New York phiên 4/6 đã từng nằm dưới mốc 82 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011, do thị trường lo ngại kinh tế toàn cầu sa sút sẽ làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Trong tháng Năm vừa qua, giá loại dầu này giảm tới 23%.
Phiên họp chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dự kiến diễn ra vào ngày 6/6 và phiên điều trần trước quốc hội Mỹ (ngày 7/6) của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ là tâm điểm thị trường năng lượng trong những phiên tới.
Ngoài ra, cuộc tổng tuyển cử tại Hy Lạp, phiên họp định kỳ hàng quý của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các cuộc đàm phán cam go giữa Iran với các cường quốc của thế giới xoay quanh chương trình hạt nhân của nước này cũng sẽ là những nhân tố tác động tới giá dầu./.
Hương Giang (TTXVN)