Ngày 6/4, lần đầu tiên trong hai năm rưỡi trở lại đây, giá dầu tại New York đã vượt ngưỡng 109 USD/thùng trước những lo ngại về tình hình chiến sự ở Libya cùng với sự suy yếu của đồng USD. Nhưng đến phiên 7/4 tại châu Á, giá nhiên liệu này đã hạ nhiệt chút ít do áp lực của các hoạt động bán chốt lời.
Trong phiên 6/4, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 tại New York có lúc được giao dịch ở mức 109,15 USD/thùng - cao nhất kể từ tháng 9/2008, trước khi dịu xuống 108,83 USD/thùng vào cuối phiên, song vẫn tăng 49 xu so với phiên trước đó.
Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn cũng lập kỷ lục cao nhất kể từ đầu tháng 8/2008 khi vọt lên 123,37 USD/thùng, nhưng chốt phiên chỉ tăng nhẹ 8 xu so với phiên 5/4 lên 122,30 USD/thùng. Như vậy, giá dầu Brent đã tăng hơn 7 USD trong năm phiên vừa qua.
Matt Smith, thuộc công ty Summit Energy, cho biết nhân tố chủ yếu tác động lên thị trường hiện nay là việc đồng euro tăng giá. Hiện nay, đồng USD đang đứng ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2010 so với đồng euro. Đồng bạch xanh giảm giá thường khuyến khích giới đầu tư mua vào các hàng hóa tính giá bằng đồng tiền này để bảo toàn giá trị tài sản.
Giá dầu tăng bất chấp báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết lượng dự trữ dầu thô của nước này trong tuần qua đã tăng thêm 2 triệu thùng, nâng tổng mức tăng trong tháng 3/2011 lên hơn 11 triệu thùng. Theo ông Smith, thị trường hiện nay nhìn chung không muốn xuống thấp hơn khi mà những bất ổn ở Trung Đông vẫn đang tiếp diễn.
Nhất trí với nhận định này, nhà phân tích Myrto Sokou của công ty Sucden cũng cho rằng giá dầu Brent tiếp tục đà tăng cao là do những bất ổn ở Libya, Yemen, và Baranh đang góp phần thổi bùng những lo ngại về nguồn cung dầu mỏ từ khu vực này.
Tuy nhiên, đến chiều 7/3 tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu lại chịu áp lực đi xuống từ hoạt động bán chốt lời, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 giảm 43 xu xuống 108,40 USD/thùng; và giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn giảm 45 xu xuống 121,85 USD/thùng.
Tom Knight, nhà giao dịch thuộc công ty Truman Arnold ở Texarkana, Texas (Mỹ), nhận định giá dầu đang rời khỏi các mức cao kỷ lục do áp lực bán chốt lời, nhưng điều này không có nghĩa là đà đi lên đã chấm dứt. Mọi người đang chờ đợi khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất và tìm kiếm hướng đi tiếp theo.
Những lo ngại về lạm phát đang khiến nhiều người cho rằng ECB sẽ tiến hành tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra cách đây 3 năm. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo Mỹ sẽ sớm theo chân một số nền kinh tế khác trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ và điều này có thể sẽ khiến giá cả hàng hóa, trong đó có dầu mỏ, giảm xuống.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo các mức giá hiện nay có thể sẽ làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu, nhưng các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho rằng thị trường vẫn dồi dào nguồn cung và cho rằng họ không thể làm gì nhiều để ngăn giới đầu cơ thôi không đánh cược vào những kịch bản tồi tệ nhất.
Theo khảo soát của hãng tin Reuters, nhiều nhà giao dịch, nhà phân tích ngân hàng và quản lý quỹ cho rằng đà tăng hiện nay của giá dầu Brent có thể sẽ chững lại, trong đó đại đa số dự báo về mức giá dưới 120 USD/thùng vào cuối quý II/2011. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng tình trạng căng thẳng hiện nay ở Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên 130 hay 150 USD/thùng vào nửa cuối năm 2011./.
Trong phiên 6/4, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 tại New York có lúc được giao dịch ở mức 109,15 USD/thùng - cao nhất kể từ tháng 9/2008, trước khi dịu xuống 108,83 USD/thùng vào cuối phiên, song vẫn tăng 49 xu so với phiên trước đó.
Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn cũng lập kỷ lục cao nhất kể từ đầu tháng 8/2008 khi vọt lên 123,37 USD/thùng, nhưng chốt phiên chỉ tăng nhẹ 8 xu so với phiên 5/4 lên 122,30 USD/thùng. Như vậy, giá dầu Brent đã tăng hơn 7 USD trong năm phiên vừa qua.
Matt Smith, thuộc công ty Summit Energy, cho biết nhân tố chủ yếu tác động lên thị trường hiện nay là việc đồng euro tăng giá. Hiện nay, đồng USD đang đứng ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2010 so với đồng euro. Đồng bạch xanh giảm giá thường khuyến khích giới đầu tư mua vào các hàng hóa tính giá bằng đồng tiền này để bảo toàn giá trị tài sản.
Giá dầu tăng bất chấp báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết lượng dự trữ dầu thô của nước này trong tuần qua đã tăng thêm 2 triệu thùng, nâng tổng mức tăng trong tháng 3/2011 lên hơn 11 triệu thùng. Theo ông Smith, thị trường hiện nay nhìn chung không muốn xuống thấp hơn khi mà những bất ổn ở Trung Đông vẫn đang tiếp diễn.
Nhất trí với nhận định này, nhà phân tích Myrto Sokou của công ty Sucden cũng cho rằng giá dầu Brent tiếp tục đà tăng cao là do những bất ổn ở Libya, Yemen, và Baranh đang góp phần thổi bùng những lo ngại về nguồn cung dầu mỏ từ khu vực này.
Tuy nhiên, đến chiều 7/3 tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu lại chịu áp lực đi xuống từ hoạt động bán chốt lời, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 5/2011 giảm 43 xu xuống 108,40 USD/thùng; và giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn giảm 45 xu xuống 121,85 USD/thùng.
Tom Knight, nhà giao dịch thuộc công ty Truman Arnold ở Texarkana, Texas (Mỹ), nhận định giá dầu đang rời khỏi các mức cao kỷ lục do áp lực bán chốt lời, nhưng điều này không có nghĩa là đà đi lên đã chấm dứt. Mọi người đang chờ đợi khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất và tìm kiếm hướng đi tiếp theo.
Những lo ngại về lạm phát đang khiến nhiều người cho rằng ECB sẽ tiến hành tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra cách đây 3 năm. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo Mỹ sẽ sớm theo chân một số nền kinh tế khác trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ và điều này có thể sẽ khiến giá cả hàng hóa, trong đó có dầu mỏ, giảm xuống.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo các mức giá hiện nay có thể sẽ làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu, nhưng các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho rằng thị trường vẫn dồi dào nguồn cung và cho rằng họ không thể làm gì nhiều để ngăn giới đầu cơ thôi không đánh cược vào những kịch bản tồi tệ nhất.
Theo khảo soát của hãng tin Reuters, nhiều nhà giao dịch, nhà phân tích ngân hàng và quản lý quỹ cho rằng đà tăng hiện nay của giá dầu Brent có thể sẽ chững lại, trong đó đại đa số dự báo về mức giá dưới 120 USD/thùng vào cuối quý II/2011. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng tình trạng căng thẳng hiện nay ở Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên 130 hay 150 USD/thùng vào nửa cuối năm 2011./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)