Giá dầu thô giảm trong phiên 4/10 tại châu Á, nhưng vẫn trên ngưỡng 81 USD/thùng, do triển vọng nhu cầu tăng lên cùng với nhu cầu đầu tư vào dầu mỏ đã trở lại vào thời điểm lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng trưởng mạnh và đồng USD yếu đi.
Chiều 4/10, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 giảm 11 xu Mỹ xuống 81,47 USD/thùng và dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 17 xu xuống còn 83,58 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần này, giá dầu thô đã dịu lại sau đợt tăng giá trong tuần trước, trong đó có lúc giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 9/8.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích dầu mỏ và khí đốt Serene Lim thuộc ngân hàng ANZ tại Singapore, giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai gần, do lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng trưởng mạnh cùng với nỗi lo đồng USD yếu trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Theo nhà phân tích Vitor Shum thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz có trụ sở tại Singapore, tình hình chính trị bất ổn định ở Ecuador, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), là nhân tố có lợi cho thị trường dầu mỏ.
Cơ quan Hậu cần và Thu mua Trung Quốc (CFLP) cuối tuần qua cho hay chỉ số quản lý mua (PMI) của Trung Quốc - chỉ số biểu thị hoạt động trong lĩnh vực chế tạo - trong tháng Chín tăng lên 53,8 điểm, so với 51,7 điểm trong tháng Tám.
Báo cáo khác về PMI của Trung Quốc do ngân hàng HSBC có trụ sở tại London tiến hành cũng cho thấy tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đã tăng tốc trong tháng Chín./.
Chiều 4/10, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 giảm 11 xu Mỹ xuống 81,47 USD/thùng và dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 17 xu xuống còn 83,58 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần này, giá dầu thô đã dịu lại sau đợt tăng giá trong tuần trước, trong đó có lúc giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 9/8.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích dầu mỏ và khí đốt Serene Lim thuộc ngân hàng ANZ tại Singapore, giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai gần, do lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng trưởng mạnh cùng với nỗi lo đồng USD yếu trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Theo nhà phân tích Vitor Shum thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin & Gertz có trụ sở tại Singapore, tình hình chính trị bất ổn định ở Ecuador, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), là nhân tố có lợi cho thị trường dầu mỏ.
Cơ quan Hậu cần và Thu mua Trung Quốc (CFLP) cuối tuần qua cho hay chỉ số quản lý mua (PMI) của Trung Quốc - chỉ số biểu thị hoạt động trong lĩnh vực chế tạo - trong tháng Chín tăng lên 53,8 điểm, so với 51,7 điểm trong tháng Tám.
Báo cáo khác về PMI của Trung Quốc do ngân hàng HSBC có trụ sở tại London tiến hành cũng cho thấy tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đã tăng tốc trong tháng Chín./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)