Tỉnh Gia Lai đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ và du lịch, phấn đấu đến sau năm 2020 sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của địa phương.
Trước mắt, phấn đấu đến năm 2015 GDP của ngành dịch vụ-du lịch đạt 3.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 đạt 14,9% và nâng tỷ trọng cơ cấu kinh tế lên hơn 30%.
Tỉnh đã tiến hành rà soát, đánh giá lại toàn bộ hệ thống dịch vụ-du lịch trên địa bàn, chú trọng các biện pháp ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ đều khắp ở các vùng.
Đối với dịch vụ thương mại, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng các chợ biên giới, chợ cửa khẩu; trước mắt phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh trở thành khu đô thị biên giới - đô thị trung tâm trong vùng Tam giác phát triển ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.
Tỉnh tập trung phát triển đa dạng các loại hình vận tải khác nhau bằng đường bộ và đường không, trên cơ sở đầu tư nâng cấp và mở rộng sân bay, nhà ga cảng hàng không Pleiku và các tuyến quốc lộ kết nối Gia Lai với các tỉnh vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Đẩy mạnh các dịch vụ tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông, giáo dục, dạy nghề... đáp ứng nhu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Trên lĩnh vực du lịch, tập trung đẩy mạnh hoạt động kêu gọi đầu tư và ưu tiên đầu tư hạ tầng vào các dự án khu du lịch đã được quy hoạch gồm Khu du lịch thác Phú Cường, Công viên Văn hóa các dân tộc Gia Lai, khu du lịch lâm viên Biển Hồ và các khu, điểm du lịch có quy mô cấp quốc gia và quốc tế như Hồ Ayuhạ, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh...
Tỉnh cũng đầu tư nâng cấp đồng bộ và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển cơ sở kinh doanh lữ hành, vận chuyển để khai thác các nguồn khách đến Gia Lai và du khách trong tỉnh đi tham quan du lịch trong và ngoài nước; đồng thời mở rộng thị trường khách quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và xây dựng điểm đến của ba nước trong vùng Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia./.
Trước mắt, phấn đấu đến năm 2015 GDP của ngành dịch vụ-du lịch đạt 3.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 đạt 14,9% và nâng tỷ trọng cơ cấu kinh tế lên hơn 30%.
Tỉnh đã tiến hành rà soát, đánh giá lại toàn bộ hệ thống dịch vụ-du lịch trên địa bàn, chú trọng các biện pháp ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ đều khắp ở các vùng.
Đối với dịch vụ thương mại, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng các chợ biên giới, chợ cửa khẩu; trước mắt phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh trở thành khu đô thị biên giới - đô thị trung tâm trong vùng Tam giác phát triển ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.
Tỉnh tập trung phát triển đa dạng các loại hình vận tải khác nhau bằng đường bộ và đường không, trên cơ sở đầu tư nâng cấp và mở rộng sân bay, nhà ga cảng hàng không Pleiku và các tuyến quốc lộ kết nối Gia Lai với các tỉnh vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Đẩy mạnh các dịch vụ tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông, giáo dục, dạy nghề... đáp ứng nhu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Trên lĩnh vực du lịch, tập trung đẩy mạnh hoạt động kêu gọi đầu tư và ưu tiên đầu tư hạ tầng vào các dự án khu du lịch đã được quy hoạch gồm Khu du lịch thác Phú Cường, Công viên Văn hóa các dân tộc Gia Lai, khu du lịch lâm viên Biển Hồ và các khu, điểm du lịch có quy mô cấp quốc gia và quốc tế như Hồ Ayuhạ, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh...
Tỉnh cũng đầu tư nâng cấp đồng bộ và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển cơ sở kinh doanh lữ hành, vận chuyển để khai thác các nguồn khách đến Gia Lai và du khách trong tỉnh đi tham quan du lịch trong và ngoài nước; đồng thời mở rộng thị trường khách quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và xây dựng điểm đến của ba nước trong vùng Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia./.
Văn Thông (TTXVN)