Khác với thời điểm này các năm trước, hiện nay Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Không những giá đường xuống thấp ở mức dưới 14.000 đồng/kg mà việc tiêu thụ gần như ngưng trệ.
Ông Cổ Trí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng cho biết hiện công ty còn tồn kho trên 8.000 tấn đường. Giá đường đã xuống thấp dưới giá thành (sản xuất ra một kg đường phải tốn trên 14.000 đồng/kg) nên lượng đường tồn kho quá lớn, giá đường xuống rất thấp mà vẫn không tiêu thụ được và nếu bán ra càng nhiều, nhà máy càng lỗ nặng, không bán được thì kho không có chỗ chứa.
Giá đường hiện nay bán ra tại nhà máy và các đại lý chỉ còn 13.700 đồng/kg, thấp hơn giá năm trước từ 3.000-4.000 đồng/kg. Giá đường xuống thấp là do giá đường Thái Lan nhập lậu, bán với giá chỉ 13.500 đồng/kg. Đường nhập lậu, trốn thuế tràn vào Việt Nam hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, giá bán lại rẻ, làm cho đường trong nước không tiêu thụ được.
Một nguyên nhân nữa khiến giá đường “rớt” thê thảm là trong thời điểm khó khăn, khan hiếm vốn, áp lực lãi suất ngân hàng, các đại lý, quầy hàng bán lẻ không mua đường dự trữ như mọi năm.
Giá đường xuống thấp khiến giá mía cũng lao đao theo. Toàn tỉnh Sóc Trăng trồng được hơn 13.000ha mía, tuy nhiên, chỉ có khoảng trên 50% diện tích được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy, số còn lại, nông dân phải tự tìm đầu ra. Hiện giá mía tại nhà máy chỉ có 1.010 đồng/kg, thấp hơn niên vụ trước khoảng 200 đồng/kg. Thương lái mua mía tại rẫy chỉ có 700-800 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Tư, nông dân trồng mía ở ấp Phước Hòa, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết hiện nay, mía bắt đầu vào vụ, bà con thu hoạch được trên 30% diện tích. Nếu nhà máy thu mua với giá này, người trồng mía khó tránh khỏi thua lỗ, vì chi phí sản xuất đều tăng, chi phí đầu vào gần trăm triệu đồng/ha.
Tại hai huyện Mỹ Tú và Long Phú, nhiều nông dân bỏ mía trồng lúa, cây ăn trái và các loại hoa mầu khác, diện tích lên đến hàng trăm ha.
Tương tự tại tỉnh Hậu Giang, do giá mía sụt giảm mạnh, người trồng không có lãi nên hiện nay nhiều nông dân của Hậu Giang đã bỏ mía để trồng lúa hoặc các loại rau màu khác. Hiện, nông dân bán mía với giá từ 750 đến 1.000 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 150 đồng/kg, trong khi tất cả các loại vật tư, phân bón, giá nhân công đều tăng. Với giá bán trên, người nông dân dù rất vất vả trong 8 tháng trồng và chăm sóc vẫn không có lãi, thậm chí có hộ bị lỗ do năng suất thấp.
Nông dân huyện Phụng Hiệp - vùng nguyên liệu mía lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long đang xuống giống rộ vụ mía 2013. Năm nay, dự kiến diện tích mía của toàn huyện từ 9.037ha sẽ giảm xuống còn dưới 9.000ha.
Theo ông Trần Văn Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, năm nay huyện sẽ mạnh dạn chỉ đạo các địa phương vùng trũng sản xuất mía không hiệu quả, chuyển sang trồng lúa hoặc các loại hoa màu khác như ngô, đậu.../.
Ông Cổ Trí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng cho biết hiện công ty còn tồn kho trên 8.000 tấn đường. Giá đường đã xuống thấp dưới giá thành (sản xuất ra một kg đường phải tốn trên 14.000 đồng/kg) nên lượng đường tồn kho quá lớn, giá đường xuống rất thấp mà vẫn không tiêu thụ được và nếu bán ra càng nhiều, nhà máy càng lỗ nặng, không bán được thì kho không có chỗ chứa.
Giá đường hiện nay bán ra tại nhà máy và các đại lý chỉ còn 13.700 đồng/kg, thấp hơn giá năm trước từ 3.000-4.000 đồng/kg. Giá đường xuống thấp là do giá đường Thái Lan nhập lậu, bán với giá chỉ 13.500 đồng/kg. Đường nhập lậu, trốn thuế tràn vào Việt Nam hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, giá bán lại rẻ, làm cho đường trong nước không tiêu thụ được.
Một nguyên nhân nữa khiến giá đường “rớt” thê thảm là trong thời điểm khó khăn, khan hiếm vốn, áp lực lãi suất ngân hàng, các đại lý, quầy hàng bán lẻ không mua đường dự trữ như mọi năm.
Giá đường xuống thấp khiến giá mía cũng lao đao theo. Toàn tỉnh Sóc Trăng trồng được hơn 13.000ha mía, tuy nhiên, chỉ có khoảng trên 50% diện tích được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy, số còn lại, nông dân phải tự tìm đầu ra. Hiện giá mía tại nhà máy chỉ có 1.010 đồng/kg, thấp hơn niên vụ trước khoảng 200 đồng/kg. Thương lái mua mía tại rẫy chỉ có 700-800 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Tư, nông dân trồng mía ở ấp Phước Hòa, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết hiện nay, mía bắt đầu vào vụ, bà con thu hoạch được trên 30% diện tích. Nếu nhà máy thu mua với giá này, người trồng mía khó tránh khỏi thua lỗ, vì chi phí sản xuất đều tăng, chi phí đầu vào gần trăm triệu đồng/ha.
Tại hai huyện Mỹ Tú và Long Phú, nhiều nông dân bỏ mía trồng lúa, cây ăn trái và các loại hoa mầu khác, diện tích lên đến hàng trăm ha.
Tương tự tại tỉnh Hậu Giang, do giá mía sụt giảm mạnh, người trồng không có lãi nên hiện nay nhiều nông dân của Hậu Giang đã bỏ mía để trồng lúa hoặc các loại rau màu khác. Hiện, nông dân bán mía với giá từ 750 đến 1.000 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 150 đồng/kg, trong khi tất cả các loại vật tư, phân bón, giá nhân công đều tăng. Với giá bán trên, người nông dân dù rất vất vả trong 8 tháng trồng và chăm sóc vẫn không có lãi, thậm chí có hộ bị lỗ do năng suất thấp.
Nông dân huyện Phụng Hiệp - vùng nguyên liệu mía lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long đang xuống giống rộ vụ mía 2013. Năm nay, dự kiến diện tích mía của toàn huyện từ 9.037ha sẽ giảm xuống còn dưới 9.000ha.
Theo ông Trần Văn Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, năm nay huyện sẽ mạnh dạn chỉ đạo các địa phương vùng trũng sản xuất mía không hiệu quả, chuyển sang trồng lúa hoặc các loại hoa màu khác như ngô, đậu.../.
Trung Hiếu-Ngọc Thiện (TTXVN)