Theo thông báo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vào ngày 2/2, Lào chính thức trở thành thành viên thứ 158 của tổ chức thương mại đa phương này.
Các chuyên gia phân tích cho rằng việc gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho “đất nước triệu voi” mở rộng quan hệ thương mại và thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, tạo ra những cơ sở vững chắc để thực hiện những mục tiêu thoát nghèo, ngày càng phát triển đi lên.
Cú hích mới cho tăng trưởng
Lào là một trong số ít những nước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng hiện vẫn còn nằm trong danh sách các nước kém phát triển nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), trong giai đoạn 1993-2011, nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng bình quân tới 6,9%/năm. Tuy nhiên, vào năm 1997, vẫn có tới 38,6% số dân nước này trong tình trạng đói nghèo. Mặc dù tỷ lệ này đã giảm xuống còn 27,6% năm 2008 nhưng con số vẫn rất cao.
Vì vậy, để tạo ra động lực mới cho tăng trưởng và thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo, tháng 7/1997, Lào đã nộp đơn xin gia nhập WTO. Tuy nhiên, quá trình đàm phán chính thức chỉ bắt đầu từ năm 2004. Tám năm sau đó, ngày 26/10/2012, Đại hội đồng WTO đã thông qua thỏa thuận về việc tư cách thành viên WTO của Lào. Ngay sau đó, Bộ trưởng Công thương kiêm Trưởng đoàn đàm phán của Lào Nam Viyaketh và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đã Nghị định thư về việc Lào gia nhập WTO. Và vào ngày 3/1/2013, Lào thông báo với WTO về việc nước này đã phê chuẩn thỏa thuận về việc gia nhập WTO. Điều này đồng nghĩa với việc Lào chính thức trở thành thành viên thứ 158 của WTO vào ngày 2/2.
Các nhà phân tích cho rằng việc gia nhập WTO sẽ khiến Lào trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Các dòng vốn nước ngoài đổ vào đây sẽ giúp đổi mới cơ cấu của nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp và khai khoáng, đồng thời giúp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kém phát triển của nước này.
Ông Prachit Xayavong, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp thủ đô Vientiane, nói: “Tư cách thành viên WTO cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và có quyền lực hơn để thương lượng với các đối tác thương mại."
Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO cũng sẽ giúp Lào mở rộng quan hệ thương mại, tạo ra các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế nước này. Bà Keiko Miwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Lào, cho rằng với việc gia nhập WTO, Lào đã “phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng nước này đang mở cửa cho hoạt động thương mại."
“Quan trọng hơn, việc gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng đối với Lào khi nước này đang đi theo con đường phát triển của mình. Các cam kết gia nhập WTO sẽ giúp nước này đa dạng hóa và giảm dần sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, thu hút vốn đầu tư có chất lượng vào các lĩnh vực phi tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm việc làm và giảm nghèo”, bà Miwa nhấn mạnh.
Trong đàm phán gia nhập WTO, có một điều thuận lợi với Lào là nước này vẫn đang nằm trong danh sách các nước “kém phát triển nhất” thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ cam kết của Lào sẽ thấp hơn so với nhiều quốc gia khác và Lào có nhiều thời gian hơn để thực hiện đầy đủ các cam kết theo quy định của WTO.
Vẫn còn những thách thức
Một trong số các cam kết quan trọng của Lào khi gia nhập WTO đó là nước này sẽ phải hạn chế trợ cấp cho ngành nông nghiệp. Cam kết này sẽ tạo ra các thách thức không nhỏ đối với Chính phủ Lào bởi vì, có tới 85% dân số Lào đang sống bằng nghề nông.
Bên cạnh đó, nước này sẽ phải mở cửa 10 lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các ngành ngân hàng, viễn thông, phân phối, các dịch vụ y tế và môi trường, du lịch, xây dựng và vận tải hàng không. Mức thuế suất trung bình đối với các hàng hóa nhập khẩu được giới hạn ở mức tối đa 18,8%. Nhiều người lo ngại hàng hóa nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường Lào và bót nghẹt nền kinh tế có khả năng cạnh tranh thấp của nước này.
Mặt khác, trong quá trình thương lượng về việc gia nhập WTO, Lào đã thông qua/sửa đổi hơn 90 luật và quy định để đáp ứng các yêu cầu của tổ chức này. Tuy nhiên, Lào sẽ gặp phải các thách thức không nhỏ để hoàn thiện hệ thống pháp luật vẫn còn yếu kém của mình. Các chuyên gia phân tích cho rằng Lào sẽ phải nỗ lực rất nhiều để thực thi các cải cách thực chất nhằm giúp hệ thống luật pháp phù hợp với các thỏa thuận của WTO.
Chuyên gia về thương mại Richard Record của WB ở Vientiane nhận định: “Việc gia nhập WTO chỉ mang lại lợi tích thực sự (cho Lào) khi các cuộc cải cách và các cam kết được thực hiện một cách đầy đủ. Điều này đồng nghĩa với việc các lợi ích sẽ không tự động đến, và để đảm bảo rằng đầu tư và thương mại tiếp tục tăng trưởng, Lào cần phải nỗ lực để theo đuổi (các cuộc cải cách và cam kết đó)”./.
Các chuyên gia phân tích cho rằng việc gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho “đất nước triệu voi” mở rộng quan hệ thương mại và thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, tạo ra những cơ sở vững chắc để thực hiện những mục tiêu thoát nghèo, ngày càng phát triển đi lên.
Cú hích mới cho tăng trưởng
Lào là một trong số ít những nước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng hiện vẫn còn nằm trong danh sách các nước kém phát triển nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), trong giai đoạn 1993-2011, nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng bình quân tới 6,9%/năm. Tuy nhiên, vào năm 1997, vẫn có tới 38,6% số dân nước này trong tình trạng đói nghèo. Mặc dù tỷ lệ này đã giảm xuống còn 27,6% năm 2008 nhưng con số vẫn rất cao.
Vì vậy, để tạo ra động lực mới cho tăng trưởng và thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo, tháng 7/1997, Lào đã nộp đơn xin gia nhập WTO. Tuy nhiên, quá trình đàm phán chính thức chỉ bắt đầu từ năm 2004. Tám năm sau đó, ngày 26/10/2012, Đại hội đồng WTO đã thông qua thỏa thuận về việc tư cách thành viên WTO của Lào. Ngay sau đó, Bộ trưởng Công thương kiêm Trưởng đoàn đàm phán của Lào Nam Viyaketh và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đã Nghị định thư về việc Lào gia nhập WTO. Và vào ngày 3/1/2013, Lào thông báo với WTO về việc nước này đã phê chuẩn thỏa thuận về việc gia nhập WTO. Điều này đồng nghĩa với việc Lào chính thức trở thành thành viên thứ 158 của WTO vào ngày 2/2.
Các nhà phân tích cho rằng việc gia nhập WTO sẽ khiến Lào trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Các dòng vốn nước ngoài đổ vào đây sẽ giúp đổi mới cơ cấu của nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp và khai khoáng, đồng thời giúp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kém phát triển của nước này.
Ông Prachit Xayavong, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp thủ đô Vientiane, nói: “Tư cách thành viên WTO cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và có quyền lực hơn để thương lượng với các đối tác thương mại."
Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO cũng sẽ giúp Lào mở rộng quan hệ thương mại, tạo ra các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế nước này. Bà Keiko Miwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Lào, cho rằng với việc gia nhập WTO, Lào đã “phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng nước này đang mở cửa cho hoạt động thương mại."
“Quan trọng hơn, việc gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng đối với Lào khi nước này đang đi theo con đường phát triển của mình. Các cam kết gia nhập WTO sẽ giúp nước này đa dạng hóa và giảm dần sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, thu hút vốn đầu tư có chất lượng vào các lĩnh vực phi tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm việc làm và giảm nghèo”, bà Miwa nhấn mạnh.
Trong đàm phán gia nhập WTO, có một điều thuận lợi với Lào là nước này vẫn đang nằm trong danh sách các nước “kém phát triển nhất” thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ cam kết của Lào sẽ thấp hơn so với nhiều quốc gia khác và Lào có nhiều thời gian hơn để thực hiện đầy đủ các cam kết theo quy định của WTO.
Vẫn còn những thách thức
Một trong số các cam kết quan trọng của Lào khi gia nhập WTO đó là nước này sẽ phải hạn chế trợ cấp cho ngành nông nghiệp. Cam kết này sẽ tạo ra các thách thức không nhỏ đối với Chính phủ Lào bởi vì, có tới 85% dân số Lào đang sống bằng nghề nông.
Bên cạnh đó, nước này sẽ phải mở cửa 10 lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các ngành ngân hàng, viễn thông, phân phối, các dịch vụ y tế và môi trường, du lịch, xây dựng và vận tải hàng không. Mức thuế suất trung bình đối với các hàng hóa nhập khẩu được giới hạn ở mức tối đa 18,8%. Nhiều người lo ngại hàng hóa nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường Lào và bót nghẹt nền kinh tế có khả năng cạnh tranh thấp của nước này.
Mặt khác, trong quá trình thương lượng về việc gia nhập WTO, Lào đã thông qua/sửa đổi hơn 90 luật và quy định để đáp ứng các yêu cầu của tổ chức này. Tuy nhiên, Lào sẽ gặp phải các thách thức không nhỏ để hoàn thiện hệ thống pháp luật vẫn còn yếu kém của mình. Các chuyên gia phân tích cho rằng Lào sẽ phải nỗ lực rất nhiều để thực thi các cải cách thực chất nhằm giúp hệ thống luật pháp phù hợp với các thỏa thuận của WTO.
Chuyên gia về thương mại Richard Record của WB ở Vientiane nhận định: “Việc gia nhập WTO chỉ mang lại lợi tích thực sự (cho Lào) khi các cuộc cải cách và các cam kết được thực hiện một cách đầy đủ. Điều này đồng nghĩa với việc các lợi ích sẽ không tự động đến, và để đảm bảo rằng đầu tư và thương mại tiếp tục tăng trưởng, Lào cần phải nỗ lực để theo đuổi (các cuộc cải cách và cam kết đó)”./.
Thanh Tùng (TTXVN)