Sau một tuần giá xăng tăng, thị trường thực phẩm hầu như chỉ “nhúc nhích” nhẹ. Theo khảo sát của phóng viên, đợt tăng giá xăng lần này, ngoài mặt hàng rau củ tươi tăng nhẹ, các mặt hàng tươi sống còn lại vẫn giữ giá bán ổn định.
Tại Hà Nội, giá thực phẩm sau thời điểm giá xăng tăng có biến động nhưng không nhiều.
Thực tế qua khảo sát, ngoài nhóm ngành hàng rau quả có sự thay đổi về giá, các mặt hàng khác như đồ thuỷ sản, đồ khô, thịt lợn, thịt bò vẫn giữ mức giá bán ổn định.
Một số tiểu thương chợ Hôm Đức Viên cho biết do rau xanh là mặt hàng phải nhập ở ngoại thành về nên sau khi giá xăng tăng, giá rau cũng tăng để bù vào phí vận chuyển. Bởi sau khi giá xăng tăng, chi phí vận chuyển từ chợ đầu mối về các chợ lẻ đã tăng từ 5.000 đồng đến 15.000 đồng/chuyến, thậm chí những nơi xa đã lên đến 50.000 đồng/chuyền.
Một nguyên nhân khác khiến giá rau tăng cũng được các tiểu thương lý giải là do nhiều loại rau đã đến cuối vụ nên nguồn cung không còn dồi dào.
Khảo sát tại các chợ cho thấy hầu hết các loại rau xanh đều tăng giá từ 500-2.000 đồng tùy loại so với tuần trước.
Hiện, rau muống có giá 3.000-4.000 đồng/bó, tăng 500 đồng/bó; rau bắp cải giá 2.500-3.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; susu quả giá 4.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg; rau susu giá 6.000 đồng/bó, tăng 2.000 đồng/bó; đỗ xanh giá 7.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg; cải bắp từ 3.000 đồng/kg lên 5.000đồng/kg…
Trong khi đó, nhiều loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt gà, thủy sản... vẫn không có biểu hiện tăng giá tuy bị ảnh hưởng bởi giá vận chuyển tăng.
Nguyên nhân được các tiểu thương lý giải là do những thông tin về sự an toàn thực phẩm tươi sống thời gian qua đã không “ủng hộ” cho mặt hàng này. Nhóm hàng này đang chững lại, nếu tăng giá thì tiểu thương sẽ bất lợi.
"Những thông tin về chất tạo nạc thời gian qua đã khiến thịt lợn trở nên ế ẩm, khó bán, nếu tiếp tục tăng giá theo giá xăng dầu thì càng khó bán hơn," chủ một cửa hàng bán thịt lợn tại chợ Khương Trung (Thanh Xuân) cho hay.
Hiện tại, thịt lợn vẫn được giữ giá bán ổn định, thịt thăn nõn giá 110.000 đồng/kg, thịt mông 100.000 đồng/kg.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội cho biết, khác với những lần xăng tăng giá trước, lần này không xảy ra tình trạng các nhà cung cấp đề nghị tăng giá ồ ạt. Tuy nhiên, hiện có một số nhà cung cấp đã đề nghị tăng giá. Chính vì vậy, một số mặt hàng như đồ dùng gia đình, tạp phẩm, giấy ăn có thể tăng giá trong vài ngày tới.
Do lượng hàng tồn kho trong các siêu thị hiện nay còn khá lớn (chiếm khoảng 60%) nên ông Phú nhận định giá cả hàng hóa sẽ ổn định từ nay đến đầu quý 3/2012.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia thị trường, mức giá cả hiện nay là khá cao khiến đa phần người dân phải “thắt lưng buộc bụng.”
Nhu cầu tiêu dùng của người dân hạn chế, lượng hàng bán ra của các doanh nghiệp bán lẻ cũng theo đó mà giảm đáng kể. Chính vì vậy, nếu giá cả cứ “leo thang” thì ai mua?
Tâm lý lo ngại khi xăng tăng giá thì các mặt hàng cũng đua nhau tăng giá theo đã ăn sâu vào tâm lý người dân.
Tuy nhiên, sau hai lần xăng tăng giá vừa qua, người tiêu dùng dường như yên tâm hơn khi thì trường “án binh bất động” trước sự đi lên của mặt hàng thiết yếu./.
Tại Hà Nội, giá thực phẩm sau thời điểm giá xăng tăng có biến động nhưng không nhiều.
Thực tế qua khảo sát, ngoài nhóm ngành hàng rau quả có sự thay đổi về giá, các mặt hàng khác như đồ thuỷ sản, đồ khô, thịt lợn, thịt bò vẫn giữ mức giá bán ổn định.
Một số tiểu thương chợ Hôm Đức Viên cho biết do rau xanh là mặt hàng phải nhập ở ngoại thành về nên sau khi giá xăng tăng, giá rau cũng tăng để bù vào phí vận chuyển. Bởi sau khi giá xăng tăng, chi phí vận chuyển từ chợ đầu mối về các chợ lẻ đã tăng từ 5.000 đồng đến 15.000 đồng/chuyến, thậm chí những nơi xa đã lên đến 50.000 đồng/chuyền.
Một nguyên nhân khác khiến giá rau tăng cũng được các tiểu thương lý giải là do nhiều loại rau đã đến cuối vụ nên nguồn cung không còn dồi dào.
Khảo sát tại các chợ cho thấy hầu hết các loại rau xanh đều tăng giá từ 500-2.000 đồng tùy loại so với tuần trước.
Hiện, rau muống có giá 3.000-4.000 đồng/bó, tăng 500 đồng/bó; rau bắp cải giá 2.500-3.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; susu quả giá 4.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg; rau susu giá 6.000 đồng/bó, tăng 2.000 đồng/bó; đỗ xanh giá 7.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg; cải bắp từ 3.000 đồng/kg lên 5.000đồng/kg…
Trong khi đó, nhiều loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt gà, thủy sản... vẫn không có biểu hiện tăng giá tuy bị ảnh hưởng bởi giá vận chuyển tăng.
Nguyên nhân được các tiểu thương lý giải là do những thông tin về sự an toàn thực phẩm tươi sống thời gian qua đã không “ủng hộ” cho mặt hàng này. Nhóm hàng này đang chững lại, nếu tăng giá thì tiểu thương sẽ bất lợi.
"Những thông tin về chất tạo nạc thời gian qua đã khiến thịt lợn trở nên ế ẩm, khó bán, nếu tiếp tục tăng giá theo giá xăng dầu thì càng khó bán hơn," chủ một cửa hàng bán thịt lợn tại chợ Khương Trung (Thanh Xuân) cho hay.
Hiện tại, thịt lợn vẫn được giữ giá bán ổn định, thịt thăn nõn giá 110.000 đồng/kg, thịt mông 100.000 đồng/kg.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội cho biết, khác với những lần xăng tăng giá trước, lần này không xảy ra tình trạng các nhà cung cấp đề nghị tăng giá ồ ạt. Tuy nhiên, hiện có một số nhà cung cấp đã đề nghị tăng giá. Chính vì vậy, một số mặt hàng như đồ dùng gia đình, tạp phẩm, giấy ăn có thể tăng giá trong vài ngày tới.
Do lượng hàng tồn kho trong các siêu thị hiện nay còn khá lớn (chiếm khoảng 60%) nên ông Phú nhận định giá cả hàng hóa sẽ ổn định từ nay đến đầu quý 3/2012.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia thị trường, mức giá cả hiện nay là khá cao khiến đa phần người dân phải “thắt lưng buộc bụng.”
Nhu cầu tiêu dùng của người dân hạn chế, lượng hàng bán ra của các doanh nghiệp bán lẻ cũng theo đó mà giảm đáng kể. Chính vì vậy, nếu giá cả cứ “leo thang” thì ai mua?
Tâm lý lo ngại khi xăng tăng giá thì các mặt hàng cũng đua nhau tăng giá theo đã ăn sâu vào tâm lý người dân.
Tuy nhiên, sau hai lần xăng tăng giá vừa qua, người tiêu dùng dường như yên tâm hơn khi thì trường “án binh bất động” trước sự đi lên của mặt hàng thiết yếu./.
Đỗ Huyền (TTXVN)