Gia tăng sức ép cạnh tranh giá từ thép Trung Quốc

Theo Bộ Công Thương, mặc dù thuế nhập khẩu phôi thép tăng từ 5% lên 8% bắt đầu từ 1/4/09; nhu cầu tiêu thụ thép trong tháng 3/09 tăng nhẹ so với tháng trước đó, nhưng các doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục phải giảm giá bán để giải phóng lượng hàng tồn kho cũng như để cạnh tranh với thép nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Theo Bộ Công Thương, mặc dù thuế nhập khẩu phôi thép tăng từ 5% lên 8% bắt đầu từ 1/4/09; nhu cầu tiêu thụ thép trong tháng 3/09 tăng nhẹ so với tháng trước đó, nhưng các doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục phải giảm giá bán để giải phóng lượng hàng tồn kho cũng như để cạnh tranh với thép nhập khẩu từ các nước ASEAN.
 
Những ngày đầu tháng 4/09, giá thép cuộn tại nhà máy của Tổng công ty Thép tiếp tục giảm 560.000 đồng/tấn, xuống mức 9,69 - 9,79 triệu đồng/tấn (chưa VAT), giá thép thanh vằn giảm 200.000 - 450.000 đồng/tấn xuống mức 10,54 - 11,65 triệu đồng/tấn (chưa VAT, tùy loại) so với cuối tháng 3/09.
 
Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn cao hơn nhiều so với giá thép Trung Quốc hiện đang chào bán vào Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết, tại các cảng nội địa, khu thành phố cảng Phòng Thành (bao gồm thị xã cửa khẩu Đông Hưng), các nhà xuất khẩu Trung Quốc tập kết khoảng 1,2 triệu tấn thép và 450.000 tấn phôi thép để chờ xuất khẩu.
 
Giá thép xây dựng chào bán của các doanh nghiệp Trung Quốc khoảng 2.100 NDT/tấn (khoảng 300 USD/tấn). Đây là mức giá khá hấp dẫn và rất cạnh tranh so với giá bán thép trong nước hiện nay.
 
Theo thống kê của Hiệp Hội Thép Việt Nam, trong quý I/09, tổng mức sản xuất thép ước đạt 761.000 tấn, bằng 76% so với cùng kỳ năm ngoái; tiêu thụ đạt khoảng 698.000 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2008.

Tính đến cuối tháng 3/2009, thép xây dựng thành phẩm còn tồn khoảng 220.000 tấn; phôi thép tồn gần 400.000 tấn. Dự báo, giá thép sẽ không có biến động mạnh trong quý II/09./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục