Sáng 10/7, giá vàng tại thị trường châu Á ít thay đổi so với phiên giao dịch ngày hôm qua, do giới đầu tư đang chờ đợi số liệu thương mại từ Trung Quốc để có thêm bằng chứng về tình hình kinh tế của quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới.
Vào lúc 7 giờ 27 phút theo giờ Việt Nam, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá vàng giao ngay giảm 2 USD xuống 1.247,66 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tăng nhẹ giao dịch ở mức 1.246,40 USD/ounce.
Trong phiên giao dịch trước (9/7), giá kim loại quý này đã chạm ngưỡng cao 1.260,01 USD, nhờ nhu cầu mạnh và dữ liệu về lạm phát của Trung Quốc đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng, kim loại quý vốn được xem như công cụ chống lạm phát.
Chi phí vay mượn vàng đã vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2009, cho thấy nguồn cung vàng từ các ngân hàng bị thu hẹp.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu lần thứ năm kể từ đầu năm ngoái do kinh tế tại các nước mới nổi tăng trưởng chậm lại và châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng.
Bên cạnh đó, nhu cầu vàng tại Ấn Độ, nước tiêu thụ kim loại quý nhiều nhất thế giới, đã chậm lại, song giới thương nhân dự báo nhu cầu sẽ phục hồi nhẹ nếu giá vàng rơi xuống dưới ngưỡng 25.000 rupee.
Đêm qua (9/7), giá vàng đã chạm ngưỡng cao, tăng 1% nhờ thông tin về lạm phát của Trung Quốc trong tháng Sáu cao hơn dự kiến.
Tại sàn giao dịch kim loại quý New York, giá vàng giao ngay giao ngay tăng 0,9% lên 1.245,90 USD/ounce. Trong khi giá vàng giao tháng 8/2013 chốt phiên tăng 11 USD lên 1.245,90 USD/ounce.
Giá vàng đã giảm gần 10% sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke nói rằng kinh tế Mỹ đã hồi phục ở mức đủ để Ngân hàng trung ương Mỹ giảm dần chương trình nới lỏng định lượng (QE3) trong vài tháng tới.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng 6 của FED được công bố ngày hôm nay.
Lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ giảm 1,6% xuống 946,96 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,9% lên 19,21 USD/ounce. Giá bạch kim giao ngay tăng 0,4% lên 1.363 USD/ounce, còn giá palađi giao ngay giảm 0,3% lên 697,22 USD/ounce./.
Vào lúc 7 giờ 27 phút theo giờ Việt Nam, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá vàng giao ngay giảm 2 USD xuống 1.247,66 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tăng nhẹ giao dịch ở mức 1.246,40 USD/ounce.
Trong phiên giao dịch trước (9/7), giá kim loại quý này đã chạm ngưỡng cao 1.260,01 USD, nhờ nhu cầu mạnh và dữ liệu về lạm phát của Trung Quốc đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng, kim loại quý vốn được xem như công cụ chống lạm phát.
Chi phí vay mượn vàng đã vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2009, cho thấy nguồn cung vàng từ các ngân hàng bị thu hẹp.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu lần thứ năm kể từ đầu năm ngoái do kinh tế tại các nước mới nổi tăng trưởng chậm lại và châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng.
Bên cạnh đó, nhu cầu vàng tại Ấn Độ, nước tiêu thụ kim loại quý nhiều nhất thế giới, đã chậm lại, song giới thương nhân dự báo nhu cầu sẽ phục hồi nhẹ nếu giá vàng rơi xuống dưới ngưỡng 25.000 rupee.
Đêm qua (9/7), giá vàng đã chạm ngưỡng cao, tăng 1% nhờ thông tin về lạm phát của Trung Quốc trong tháng Sáu cao hơn dự kiến.
Tại sàn giao dịch kim loại quý New York, giá vàng giao ngay giao ngay tăng 0,9% lên 1.245,90 USD/ounce. Trong khi giá vàng giao tháng 8/2013 chốt phiên tăng 11 USD lên 1.245,90 USD/ounce.
Giá vàng đã giảm gần 10% sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke nói rằng kinh tế Mỹ đã hồi phục ở mức đủ để Ngân hàng trung ương Mỹ giảm dần chương trình nới lỏng định lượng (QE3) trong vài tháng tới.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng 6 của FED được công bố ngày hôm nay.
Lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ giảm 1,6% xuống 946,96 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,9% lên 19,21 USD/ounce. Giá bạch kim giao ngay tăng 0,4% lên 1.363 USD/ounce, còn giá palađi giao ngay giảm 0,3% lên 697,22 USD/ounce./.
Nguyễn Linh (TTXVN)