Trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 31/5, bất chấp sự giảm giá của đồng USD, giá vàng đã leo lên mức cao nhất trong gần 4 tuần do những lo ngại dai dẳng về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, nhưng sau đó làn sóng bán chốt lời cùng với sự suy giảm trong nhu cầu đầu tư an toàn đã kéo giá vàng rời khỏi mức cao này.
Theo đà đi xuống, giá bạc cũng kết thúc tháng 5/2011 với mức giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ năm 2008.
Tại New York, giá vàng giao ngay có lúc vọt lên 1.540,36 USD/ounce - mức cao nhất kể từ ngày 4/5, trước khi trượt xuống 1.536,59 USD/ounce vào cuối phiên, giảm nhẹ 0,09% so với phiên 30/5; trong khi giá vàng giao tháng 8/2011 giảm 50 xu (0,03%) xuống 1.536,8 USD/ounce.
Như vậy, giá vàng đã giảm 1,7% trong tháng 5/2011, song vẫn đứng sát mức cao lịch sử 1.575 USD/ounce ghi được trong tháng.
Sang ngày 1/6 tại châu Á, giá vàng giếp tục giảm trong bối cảnh những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã dịu bớt, làm giảm nhu cầu mua vàng, nhưng việc đồng USD suy yếu dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ giá kim loại quý này.
Tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.532,20 USD/ounce. Theo nhà phân tích thị trường Wang Tao, các nhân tố kỹ thuật cho thấy giá vàng có thể rơi xuống 1.514 USD/ounce.
Ong Yi Ling, nhà phân tích đầu tư thuộc công ty Phillip Futures ở Singapore, cho rằng điều quan trọng đối với các thị trường là đánh giá xem liệu Hy Lạp có thực sự chống đỡ được những khó khăn hiện nay và có thể được hỗ trợ thêm 12 tỷ euro, vốn rất cần thiết để đáp ứng các nhu cầu về vốn trong tháng 7/2011.
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) hôm 30/5 cho biết khối này đang soạn thảo một chương trình cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp, với các khoản cho vay sẽ được giải ngân trong tháng tới nhằm cứu Athens khỏi nguy cơ phá sản quốc gia.
Tờ Nhật báo Phố Wall mới đây đưa tin Đức có thể sẽ nhân nhượng trong việc phối hợp với những nỗ lực này của EU, với việc xem xét thôi không yêu cầu Hy Lạp sớm định giá lại trái phiếu như là điều kiện để nhận được gói cứu trợ mới.
Thông tin này có tác dụng hỗ trợ đồng euro, đẩy đồng tiền chung châu Âu lên 1,4407 USD -mức cao nhất trong 3 tuần, nhưng giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp vẫn tiếp tục ngăn cản giới đầu tư bỏ tiền vào các tài sản có độ rủi ro cao.
Hiện nay, thị trường vàng vật chất khá yên ắng, nhưng một số nhà đầu cơ có thể đẩy mạnh bán ra sau đợt tăng giá vừa qua. Cùng với đó, nhu cầu từ Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới - có thể sẽ giảm bớt do mùa cưới ở nước này đang chuẩn bị kết thúc.
Cùng ngày 31/5 tại New York, giá bạc hầu như không đổi khi đóng cửa ở mức 38,12 USD/ounce, song vẫn khép lại tháng 5/2011 với việc giảm gần 20% - mức giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ năm 2008. Và đến giao dịch đầu tiên của tháng 6/2011 tại Singapore, giá bạc giao ngay tiếp tục giảm 0,9% xuống 38,11 USD/ounce.
Trước đó, trong tháng 4/2011, giá bạc đã lập mức cao kỷ lục 49,51 USD/ounce. Ông Yi Ling nhận xét giá bạc thời gian qua đã tăng quá nhanh trong một khoảng thời gian quá ngắn, nhưng trong dài hạn sau đợt bán tháo hiện nay, giới đầu tư sẽ dần quay lại thị trường./.
Theo đà đi xuống, giá bạc cũng kết thúc tháng 5/2011 với mức giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ năm 2008.
Tại New York, giá vàng giao ngay có lúc vọt lên 1.540,36 USD/ounce - mức cao nhất kể từ ngày 4/5, trước khi trượt xuống 1.536,59 USD/ounce vào cuối phiên, giảm nhẹ 0,09% so với phiên 30/5; trong khi giá vàng giao tháng 8/2011 giảm 50 xu (0,03%) xuống 1.536,8 USD/ounce.
Như vậy, giá vàng đã giảm 1,7% trong tháng 5/2011, song vẫn đứng sát mức cao lịch sử 1.575 USD/ounce ghi được trong tháng.
Sang ngày 1/6 tại châu Á, giá vàng giếp tục giảm trong bối cảnh những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã dịu bớt, làm giảm nhu cầu mua vàng, nhưng việc đồng USD suy yếu dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ giá kim loại quý này.
Tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.532,20 USD/ounce. Theo nhà phân tích thị trường Wang Tao, các nhân tố kỹ thuật cho thấy giá vàng có thể rơi xuống 1.514 USD/ounce.
Ong Yi Ling, nhà phân tích đầu tư thuộc công ty Phillip Futures ở Singapore, cho rằng điều quan trọng đối với các thị trường là đánh giá xem liệu Hy Lạp có thực sự chống đỡ được những khó khăn hiện nay và có thể được hỗ trợ thêm 12 tỷ euro, vốn rất cần thiết để đáp ứng các nhu cầu về vốn trong tháng 7/2011.
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) hôm 30/5 cho biết khối này đang soạn thảo một chương trình cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp, với các khoản cho vay sẽ được giải ngân trong tháng tới nhằm cứu Athens khỏi nguy cơ phá sản quốc gia.
Tờ Nhật báo Phố Wall mới đây đưa tin Đức có thể sẽ nhân nhượng trong việc phối hợp với những nỗ lực này của EU, với việc xem xét thôi không yêu cầu Hy Lạp sớm định giá lại trái phiếu như là điều kiện để nhận được gói cứu trợ mới.
Thông tin này có tác dụng hỗ trợ đồng euro, đẩy đồng tiền chung châu Âu lên 1,4407 USD -mức cao nhất trong 3 tuần, nhưng giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp vẫn tiếp tục ngăn cản giới đầu tư bỏ tiền vào các tài sản có độ rủi ro cao.
Hiện nay, thị trường vàng vật chất khá yên ắng, nhưng một số nhà đầu cơ có thể đẩy mạnh bán ra sau đợt tăng giá vừa qua. Cùng với đó, nhu cầu từ Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới - có thể sẽ giảm bớt do mùa cưới ở nước này đang chuẩn bị kết thúc.
Cùng ngày 31/5 tại New York, giá bạc hầu như không đổi khi đóng cửa ở mức 38,12 USD/ounce, song vẫn khép lại tháng 5/2011 với việc giảm gần 20% - mức giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ năm 2008. Và đến giao dịch đầu tiên của tháng 6/2011 tại Singapore, giá bạc giao ngay tiếp tục giảm 0,9% xuống 38,11 USD/ounce.
Trước đó, trong tháng 4/2011, giá bạc đã lập mức cao kỷ lục 49,51 USD/ounce. Ông Yi Ling nhận xét giá bạc thời gian qua đã tăng quá nhanh trong một khoảng thời gian quá ngắn, nhưng trong dài hạn sau đợt bán tháo hiện nay, giới đầu tư sẽ dần quay lại thị trường./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)