Chiều 20/8, giá vàng trên thị trường châu Á được đẩy lên, sau khi kim loại quý này giảm 0,3% trong tuần trước. Vào lúc 13h51 phút tính theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại Singapore tăng 0,2% lên 1.619,26 USD/ounce; còn giá vàng giao tháng 12/2012 tăng 0,1% lên 1.621,70 USD/ounce.
Tuần vừa qua ghi dấu tuần thứ hai liên tiếp các quỹ đầu tư giảm lượng vàng kỳ hạn đang nắm giữ, trước những nghi ngờ về các biện pháp nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trong tháng 8/2012, lòng tin tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng, trong bối cảnh chương trình giảm giá của các nhà bán lẻ và tỷ lệ lãi suất cho vay thế chấp thấp thúc đẩy người dân Mỹ tăng chi tiêu. Thông tin tích cực này đang đào sâu đồn đoán FED sẽ chưa vội tung ra chương trình mua trái phiếu bổ sung.
Trong khi đó, quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, cho biết tính đến ngày 17/8, lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng 0,9% lên 1.274,739 tấn, mức cao nhất kể từ ngày 9/7.
Trên thị trường kim loại quý khác, trong phiên đầu tuần này, giá bạch kim đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tuần, do những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại mỏ bạch kim Lonmin ở Marikana, Tây Bắc Nam Phi, quốc gia sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới.
Giá bạch kim giao ngay có thời điểm đã tăng lên 1.477,50 USD/ounce, mức cao nhất kể từ đầu tháng 7/2012, trước khi dịu xuống 1.475,01 USD/ounce. Nghiệp đoàn các thợ mỏ Nam Phi ngày 17/8 thông báo đã có hơn 36 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và các thợ mỏ có vũ trang tại mỏ Lonmin.
Sự chênh lệch về giá giữa vàng và bạch kim đã giảm xuống 150 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7, sau khi chạm mức cao kỷ lục 230 USD/ounce trong tuần trước.
Peter Fung, chuyên gia thuộc Wing Fung Precious Metals, có trụ sở tại Hong Kong, nhận định nếu tình hình căng thẳng tại Nam Phi dịu xuống, sự chênh lệch giá giữa vàng và bạch kim sẽ lại được nới rộng, do nhu cầu đối với bạch kim không tăng./.
Tuần vừa qua ghi dấu tuần thứ hai liên tiếp các quỹ đầu tư giảm lượng vàng kỳ hạn đang nắm giữ, trước những nghi ngờ về các biện pháp nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trong tháng 8/2012, lòng tin tiêu dùng tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng, trong bối cảnh chương trình giảm giá của các nhà bán lẻ và tỷ lệ lãi suất cho vay thế chấp thấp thúc đẩy người dân Mỹ tăng chi tiêu. Thông tin tích cực này đang đào sâu đồn đoán FED sẽ chưa vội tung ra chương trình mua trái phiếu bổ sung.
Trong khi đó, quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, cho biết tính đến ngày 17/8, lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng 0,9% lên 1.274,739 tấn, mức cao nhất kể từ ngày 9/7.
Trên thị trường kim loại quý khác, trong phiên đầu tuần này, giá bạch kim đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tuần, do những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại mỏ bạch kim Lonmin ở Marikana, Tây Bắc Nam Phi, quốc gia sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới.
Giá bạch kim giao ngay có thời điểm đã tăng lên 1.477,50 USD/ounce, mức cao nhất kể từ đầu tháng 7/2012, trước khi dịu xuống 1.475,01 USD/ounce. Nghiệp đoàn các thợ mỏ Nam Phi ngày 17/8 thông báo đã có hơn 36 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và các thợ mỏ có vũ trang tại mỏ Lonmin.
Sự chênh lệch về giá giữa vàng và bạch kim đã giảm xuống 150 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7, sau khi chạm mức cao kỷ lục 230 USD/ounce trong tuần trước.
Peter Fung, chuyên gia thuộc Wing Fung Precious Metals, có trụ sở tại Hong Kong, nhận định nếu tình hình căng thẳng tại Nam Phi dịu xuống, sự chênh lệch giá giữa vàng và bạch kim sẽ lại được nới rộng, do nhu cầu đối với bạch kim không tăng./.
Trà My (TTXVN)