Giá vàng trong nước hiện vẫn đắt hơn thế giới khoảng hơn 2 triệu đồng/lượng, thu hẹp bớt độ chênh lệch một phần nhờ lực bán vàng trong nước tăng.
So với ngày 4/1, giá vàng trong nước ngày 5/1 không biến động nhiều, giao dịch trong ngày biến động quanh mức 43,6-43,7 triệu đồng/lượng.
Lúc 16 giờ 30, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn được các doanh nghiệp niêm yết ở mức 43 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 43,6 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Mức giá này đã giảm khoảng 50.000 đồng/lượng so với thời điểm sáng cùng ngày và trở về bằng với mức giá chốt cuối ngày 4/1.
Vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng không thay đổi nhiều trong ngày mặc dù có lúc tăng giảm khác nhau nhưng không đáng kể.
Chốt lúc 16 giờ 30, giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 42,4 triệu đồng/lượng ở chiều thu mua và bán ra là 42,7 triệu đồng/lượng.
Theo ghi nhận của phóng viên, thị trường vàng hôm nay vẫn có sự gia tăng của lực bán so với những ngày trước. Nhiều người mua vàng khi giá giảm sâu mới đây đã mang vàng đi bán vì lo giá sẽ giảm trở lại. Tuy nhiên, mua vào vẫn là xu thế chính trên thị trường vàng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng trong phiên giao dịch đêm 4/1 tiếp tục chiều hướng đi lên do được hỗ trợ từ sự tăng giá của dầu thô, các quỹ đầu tư tiến hành mua vào.
Chốt phiên, giá vàng giao ngay tại thị trường New York dừng ở mức 1.6130 USD/ounce. Giá vàng tại châu Á lúc 16 giờ 30 ở mức 1.615 USD/ounce, tăng nhẹ so với lúc đóng cửa đêm qua (tăng khoảng 2 USD).
Ở mức hiện tại, theo tỷ giá USD niêm yết của các ngân hàng thương mại, giá vàng quốc tế tương đương 41 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí khác).
Như vậy, sau khi tính thuế và các khoản phí khác, giá vàng trong nước hiện vẫn đắt hơn thế giới khoảng hơn 2 triệu đồng/lượng. Độ chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới đang dần thu hẹp, một phần nhờ lực bán vàng trong nước tăng.
Vào ngày 3/1, có thời điểm khoảng cách chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng thế giới lên tới gần 3 triệu đồng/lượng./.
So với ngày 4/1, giá vàng trong nước ngày 5/1 không biến động nhiều, giao dịch trong ngày biến động quanh mức 43,6-43,7 triệu đồng/lượng.
Lúc 16 giờ 30, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn được các doanh nghiệp niêm yết ở mức 43 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 43,6 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Mức giá này đã giảm khoảng 50.000 đồng/lượng so với thời điểm sáng cùng ngày và trở về bằng với mức giá chốt cuối ngày 4/1.
Vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng không thay đổi nhiều trong ngày mặc dù có lúc tăng giảm khác nhau nhưng không đáng kể.
Chốt lúc 16 giờ 30, giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 42,4 triệu đồng/lượng ở chiều thu mua và bán ra là 42,7 triệu đồng/lượng.
Theo ghi nhận của phóng viên, thị trường vàng hôm nay vẫn có sự gia tăng của lực bán so với những ngày trước. Nhiều người mua vàng khi giá giảm sâu mới đây đã mang vàng đi bán vì lo giá sẽ giảm trở lại. Tuy nhiên, mua vào vẫn là xu thế chính trên thị trường vàng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng trong phiên giao dịch đêm 4/1 tiếp tục chiều hướng đi lên do được hỗ trợ từ sự tăng giá của dầu thô, các quỹ đầu tư tiến hành mua vào.
Chốt phiên, giá vàng giao ngay tại thị trường New York dừng ở mức 1.6130 USD/ounce. Giá vàng tại châu Á lúc 16 giờ 30 ở mức 1.615 USD/ounce, tăng nhẹ so với lúc đóng cửa đêm qua (tăng khoảng 2 USD).
Ở mức hiện tại, theo tỷ giá USD niêm yết của các ngân hàng thương mại, giá vàng quốc tế tương đương 41 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí khác).
Như vậy, sau khi tính thuế và các khoản phí khác, giá vàng trong nước hiện vẫn đắt hơn thế giới khoảng hơn 2 triệu đồng/lượng. Độ chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới đang dần thu hẹp, một phần nhờ lực bán vàng trong nước tăng.
Vào ngày 3/1, có thời điểm khoảng cách chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng thế giới lên tới gần 3 triệu đồng/lượng./.
Quốc Huy (TTXVN/Vietnam+)