Ngày 22/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành chỉ thị về việc giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong chiến tranh, do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu nên chỉ huy các quân khu, mặt trận, chiến trường có thẩm quyền thành lập, điều chuyển và giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc quyền; quy định phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị riêng để giữ bí mật.
Mặt khác, địa bàn hoạt động của các đơn vị cũng thường xuyên thay đổi theo yêu cầu, nhiệm vụ, các thông tin về phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị quân đội chưa được thống kê, đăng ký hoặc có đăng ký nhưng chưa đầy đủ, chi tiết; hồ sơ tài liệu còn phân tán, rải rác, có trường hợp bị thất lạc.
Các thông tin trong hồ sơ quân nhân, hồ sơ liệt sỹ ghi theo phiên hiệu, ký hiệu quy định chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp cho các đối tượng là thân nhân liệt sỹ, thương binh và các cơ quan chức năng khi giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh, đặc biệt là công tác tìm kiếm quy tập mộ liệt sỹ.
Để triển khai thực hiện chỉ thị, Bộ Quốc phòng thành lập ban chỉ đạo về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị; các cơ quan, đơn vị, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp sư đoàn, bộ đội biên phòng thành lập các tổ công tác làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để tiến hành thu thập, giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị do cơ quan, đơn vị mình cung cấp.
Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tổ chức triển khai việc thu thập, đăng ký, thống kê, quản lý và lưu trữ để khai thác các thông tin về phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị; địa điểm đóng quân của các đơn vị của cấp đại đội và tương đương trở lên trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu tổ chức, phổ biến, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị; vận động mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hưởng ứng thực hiện./.
Trong chiến tranh, do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu nên chỉ huy các quân khu, mặt trận, chiến trường có thẩm quyền thành lập, điều chuyển và giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc quyền; quy định phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị riêng để giữ bí mật.
Mặt khác, địa bàn hoạt động của các đơn vị cũng thường xuyên thay đổi theo yêu cầu, nhiệm vụ, các thông tin về phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị quân đội chưa được thống kê, đăng ký hoặc có đăng ký nhưng chưa đầy đủ, chi tiết; hồ sơ tài liệu còn phân tán, rải rác, có trường hợp bị thất lạc.
Các thông tin trong hồ sơ quân nhân, hồ sơ liệt sỹ ghi theo phiên hiệu, ký hiệu quy định chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp cho các đối tượng là thân nhân liệt sỹ, thương binh và các cơ quan chức năng khi giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh, đặc biệt là công tác tìm kiếm quy tập mộ liệt sỹ.
Để triển khai thực hiện chỉ thị, Bộ Quốc phòng thành lập ban chỉ đạo về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị; các cơ quan, đơn vị, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp sư đoàn, bộ đội biên phòng thành lập các tổ công tác làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để tiến hành thu thập, giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị do cơ quan, đơn vị mình cung cấp.
Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tổ chức triển khai việc thu thập, đăng ký, thống kê, quản lý và lưu trữ để khai thác các thông tin về phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị; địa điểm đóng quân của các đơn vị của cấp đại đội và tương đương trở lên trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu tổ chức, phổ biến, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị; vận động mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hưởng ứng thực hiện./.
Khổng Minh Khánh (Vietnam+)