“Tín dụng nới lỏng và tăng trưởng nóng trong suốt một thập kỷ là nguyên nhân tiếp tay cho hoạt động đầu tư trái ngành tràn lan, đặc biệt là bất động sản, đẩy nhiều công ty tiềm năng đến chỗ thua lỗ, nợ nần,” đó là nhận định chung của các diễn giả tham gia tại Hội nghị Đầu tư 2012 với chủ đề “Căn bệnh thập kỷ của doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, ngày 23/8, tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc điều hành Vietnam Capital Partners, nguyên nhân sâu xa đem đến sự thất bại cho các doanh nghiệp Việt Nam được gọi là “cái chết đa ngành.” Những doanh nghiệp thất bại tiêu biểu trong nền kinh tế vừa qua như Vinashin, Thủy sản Bình An… đều xuất phát từ hoạt động đồng tư trái ngành. Các công ty "mê đắm" trong cơn say tìm kiếm cơ hội đầu tư, song lại không dựa trên các năng lực cốt lõi, do đó, phần lớn đều gặp thất bại.
Trên thực tế, 5-7 năm trở lại đây, rất nhiều công ty lớn của Việt Nam đã liên tục mở rộng hoặc tham gia đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán và bất động sản.
“Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm tới đây thôi, có thể chúng ta sẽ phải chứng kiến tới 90% công ty chứng khoán đóng cửa. Thị trường sẽ rút ngắn còn khoảng năm, bảy công ty hoạt động lâu dài mà thôi. Cũng trong hai năm này, số công ty bất động sản phá sản sẽ là những con số lớn và những công ty sống sót được trong cơn bão này phải là những người nhanh chân sáp nhập để tăng quy mô và xây dựng năng lực cốt lõi, ” ông Sơn đưa ra dự báo.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng chính sách cho vay dễ dãi đã tạo ra môi trường lý tưởng làm lây lan căn bệnh phụ thuộc vốn ngân hàng.
Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, từ công ty nhỏ đến tập đoàn lớn, đều xem ngân hàng là nguồn tài trợ chủ yếu, khiến cho cơ cấu tài chính của doanh nghiệp trở nên mong manh, đề kháng yếu trước những khó khăn của nền kinh tế.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, năm 2011 đã được đánh giá là thời điểm xấu nhất, thì năm 2012 những khó khăn còn nặng nề hơn, hệ thống doanh nghiệp đã thực sự đuối sức. Sai lầm cốt tử chính là chính sách đầu tư tràn lan, trong tình trạng tài chính lại phục thuộc vào vốn vay.
Ông Thành đưa ra số liệu nghiên cứu từ Fullbright, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân trọng số theo giá trị sổ sách tổng hợp từ báo cáo tài chính quí 2/2012 của 647 công ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam đạt tới 1,53 lần. Trong khi các con số này ở thị trường niêm yết Mỹ năm 2011 là 1,2 lần và Trung Quốc là 1,06 lần.
“Bên cạnh đó, tỷ lệ này tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn cao hơn và chiếm trên 1,73 lần. Nhóm có tỷ lệ vay nợ cao nhất vẫn là khu vực xây dựng, bất động sản đạt 2,07 lần, tất nhiên là nhóm có tỷ lệ vay nợ thấp là khu vực sản xuất hàng tiêu dùng 0,8 lần và khu vực chế biến sản phẩm nông nghiệp là 1,05 lần. Tuy nhiên, cũng cần chú ý quy mô nợ thực chất của Việt Nam là không lớn, song do vốn chủ sở hữu của ta rất thấp khiến cho tỷ lệ trên cao hơn thế giới,” ông Thành nói.
Ông Thành cũng đưa ra khuyến cáo về vấn đề tăng trưởng tín dụng chậm lại và khẳng định đây là phản ứng tự nhiên của nền kinh tế. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thoái nợ diễn ra không chỉ ở doanh nghiệp mà cả ở các tổ chức tài chính.
Trong 7 tháng đầu năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,58% so với năm 2011, trong khi tín dụng cho nền kinh tế chỉ tăng 0,57%, tức gần như không tăng. Theo ông Thành: “Các nước sau khi bùng nổ tín dụng đều chuyển qua giai đoạn suy giảm tín dụng, gánh nặng nợ của doanh nghiệp, ngân hàng đều tăng cao”.
Thêm vào đó, Nguyễn Nam Sơn cũng chỉ ra một điểm yếu mà doanh nghiệp nội địa thường gặp phải đó là thiếu chiến lược tài chính dài hạn, như các công ty bất động sản Việt Nam sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhất châu Á. Cho nên hầu hết sẽ không sống sót qua khủng hoảng, khi ngân hàng siết chặt cho vay.
Câu hỏi lớn được các diễn giả đặt ra là đã muộn chưa khi doanh nghiệp bây giờ mới nhận ra được căn bệnh của mình và vấn đề là chúng ta chữa lành nó dần dần sau chục năm nữa hay chấp nhận đau một lần để có thể vững vàng hơn.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh, đây căn bệnh chung không chỉ ở Việt Nam mà nó rất phổ biến trên cả thế giới. Xung quanh câu chuyện này có ba lý do, chính sách của chính phủ đã thiên về tăng trưởng, theo đó là sự bành trướng của tín dụng. Bên cạnh đó là cách ứng xử của ngân hàng khi họ giảm thiểu quy trình quản lý rủi ro cộng với cách tìm lợi nhuận ngắn hạn của các doanh nghiệp dựa vào đồng tiền dễ dãi.
“Giải pháp để chữa căn bệnh này, cùng với những liên quan đến chính sách và mục tiêu của chính phủ, đồng thời là sự lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và bản thân cách ứng xử của doanh nghiệp, phải tự biết thoái nợ.
Tuy nhiên, cái giỏi của một quốc gia là phải giải quyết nhanh, song lại tránh được sự đổ vỡ quá lớn, như vậy đòi hỏi một nghệ thuật ứng xử ‘khi lên dốc gặp được sự hỗ trợ của đồng tiền thì lên cũng rất nhanh, nhưng khi xuống dốc không khéo thì có thể cũng rơi thẳng đứng.’ Cái giỏi này không có sự giao thoa nào cả, mà nó cần đến một sự nỗ lực, bình tĩnh, kiên trì song phải rất quyết liệt của cả ba bên là nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp,” ông Thành nói./.
Theo ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc điều hành Vietnam Capital Partners, nguyên nhân sâu xa đem đến sự thất bại cho các doanh nghiệp Việt Nam được gọi là “cái chết đa ngành.” Những doanh nghiệp thất bại tiêu biểu trong nền kinh tế vừa qua như Vinashin, Thủy sản Bình An… đều xuất phát từ hoạt động đồng tư trái ngành. Các công ty "mê đắm" trong cơn say tìm kiếm cơ hội đầu tư, song lại không dựa trên các năng lực cốt lõi, do đó, phần lớn đều gặp thất bại.
Trên thực tế, 5-7 năm trở lại đây, rất nhiều công ty lớn của Việt Nam đã liên tục mở rộng hoặc tham gia đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán và bất động sản.
“Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm tới đây thôi, có thể chúng ta sẽ phải chứng kiến tới 90% công ty chứng khoán đóng cửa. Thị trường sẽ rút ngắn còn khoảng năm, bảy công ty hoạt động lâu dài mà thôi. Cũng trong hai năm này, số công ty bất động sản phá sản sẽ là những con số lớn và những công ty sống sót được trong cơn bão này phải là những người nhanh chân sáp nhập để tăng quy mô và xây dựng năng lực cốt lõi, ” ông Sơn đưa ra dự báo.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng chính sách cho vay dễ dãi đã tạo ra môi trường lý tưởng làm lây lan căn bệnh phụ thuộc vốn ngân hàng.
Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, từ công ty nhỏ đến tập đoàn lớn, đều xem ngân hàng là nguồn tài trợ chủ yếu, khiến cho cơ cấu tài chính của doanh nghiệp trở nên mong manh, đề kháng yếu trước những khó khăn của nền kinh tế.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, năm 2011 đã được đánh giá là thời điểm xấu nhất, thì năm 2012 những khó khăn còn nặng nề hơn, hệ thống doanh nghiệp đã thực sự đuối sức. Sai lầm cốt tử chính là chính sách đầu tư tràn lan, trong tình trạng tài chính lại phục thuộc vào vốn vay.
Ông Thành đưa ra số liệu nghiên cứu từ Fullbright, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân trọng số theo giá trị sổ sách tổng hợp từ báo cáo tài chính quí 2/2012 của 647 công ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam đạt tới 1,53 lần. Trong khi các con số này ở thị trường niêm yết Mỹ năm 2011 là 1,2 lần và Trung Quốc là 1,06 lần.
“Bên cạnh đó, tỷ lệ này tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn cao hơn và chiếm trên 1,73 lần. Nhóm có tỷ lệ vay nợ cao nhất vẫn là khu vực xây dựng, bất động sản đạt 2,07 lần, tất nhiên là nhóm có tỷ lệ vay nợ thấp là khu vực sản xuất hàng tiêu dùng 0,8 lần và khu vực chế biến sản phẩm nông nghiệp là 1,05 lần. Tuy nhiên, cũng cần chú ý quy mô nợ thực chất của Việt Nam là không lớn, song do vốn chủ sở hữu của ta rất thấp khiến cho tỷ lệ trên cao hơn thế giới,” ông Thành nói.
Ông Thành cũng đưa ra khuyến cáo về vấn đề tăng trưởng tín dụng chậm lại và khẳng định đây là phản ứng tự nhiên của nền kinh tế. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thoái nợ diễn ra không chỉ ở doanh nghiệp mà cả ở các tổ chức tài chính.
Trong 7 tháng đầu năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,58% so với năm 2011, trong khi tín dụng cho nền kinh tế chỉ tăng 0,57%, tức gần như không tăng. Theo ông Thành: “Các nước sau khi bùng nổ tín dụng đều chuyển qua giai đoạn suy giảm tín dụng, gánh nặng nợ của doanh nghiệp, ngân hàng đều tăng cao”.
Thêm vào đó, Nguyễn Nam Sơn cũng chỉ ra một điểm yếu mà doanh nghiệp nội địa thường gặp phải đó là thiếu chiến lược tài chính dài hạn, như các công ty bất động sản Việt Nam sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhất châu Á. Cho nên hầu hết sẽ không sống sót qua khủng hoảng, khi ngân hàng siết chặt cho vay.
Câu hỏi lớn được các diễn giả đặt ra là đã muộn chưa khi doanh nghiệp bây giờ mới nhận ra được căn bệnh của mình và vấn đề là chúng ta chữa lành nó dần dần sau chục năm nữa hay chấp nhận đau một lần để có thể vững vàng hơn.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh, đây căn bệnh chung không chỉ ở Việt Nam mà nó rất phổ biến trên cả thế giới. Xung quanh câu chuyện này có ba lý do, chính sách của chính phủ đã thiên về tăng trưởng, theo đó là sự bành trướng của tín dụng. Bên cạnh đó là cách ứng xử của ngân hàng khi họ giảm thiểu quy trình quản lý rủi ro cộng với cách tìm lợi nhuận ngắn hạn của các doanh nghiệp dựa vào đồng tiền dễ dãi.
“Giải pháp để chữa căn bệnh này, cùng với những liên quan đến chính sách và mục tiêu của chính phủ, đồng thời là sự lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và bản thân cách ứng xử của doanh nghiệp, phải tự biết thoái nợ.
Tuy nhiên, cái giỏi của một quốc gia là phải giải quyết nhanh, song lại tránh được sự đổ vỡ quá lớn, như vậy đòi hỏi một nghệ thuật ứng xử ‘khi lên dốc gặp được sự hỗ trợ của đồng tiền thì lên cũng rất nhanh, nhưng khi xuống dốc không khéo thì có thể cũng rơi thẳng đứng.’ Cái giỏi này không có sự giao thoa nào cả, mà nó cần đến một sự nỗ lực, bình tĩnh, kiên trì song phải rất quyết liệt của cả ba bên là nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp,” ông Thành nói./.
Linh Chi (Vietnam+)