Khi những cặp nam nữ kết hôn, những lời mừng chúc đầu tiên cho đôi vợ chồng là sớm có những đứa con. Nhưng cuộc sống vốn không suôn sẻ với tất cả mọi người, đối với những gia đình hiếm muộn, bước đường đi tìm kiếm những thiên thần nhỏ của họ là một cuộc hành trình đầy gian nan và thậm chí là cả... vô vọng.
Hồ sơ xếp cả năm trời
Theo con số thống kê từ ngành y tế, tính tới thời điểm cuối năm 2010 tỷ lệ vô sinh của nước ta lên tới 8% dân số. Dự báo từ các chuyên gia, số người hiếm muộn, vô sinh có xu hướng gia tăng do ô nhiễm từ môi trường sống, thức ăn, lối sống thiếu lành mạnh...
Theo Tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng vô sinh do nam chiếm khoảng 20-30%, yếu tố nữ là 40%, do cả nam và nữ khoảng 20%, không rõ nguyên nhân 10%.
Tính riêng Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, khoảng ba năm trở lại đây, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 4.000 cặp đến khám và điều trị vô sinh. Riêng năm 2010, số người đến khám và điều trị vô sinh tăng gấp rưỡi so với năm 2009.
Còn đối với các bệnh viện nhà nước thuộc tuyến trên, con số này còn lên tới cả trăm ca khám mỗi ngày.
“Trên thực tế tại một số bệnh viện công tại Hà Nội, có những hồ sơ phải đợi đến hàng năm mới được xét đến, nguyên nhân là do lực cung ít hơn cầu rất nhiều,” ông Vệ nói.
Trong khi đó, chi phí điều trị vô sinh khá tốn kém và chu kỳ điều trị thường kéo dài, có khi phải mất đến vài năm. Với mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo chi phí khoảng 50 đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên có người may mắn thì thành công ngay từ chu kỳ thụ tinh đầu tiên nhưng cũng có nhiều trường hợp phải mất đến bảy chu kỳ mới được.
Mặc dù là việc khám, chữa vô sinh là rất gian nan và chi phí lớn như vậy, song giới chuyên gia cũng thừa nhận tỷ lệ thành công vẫn còn ở mức hạn chế.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức cũng chỉ ra, tận dụng những điểm hạn chế trên, có một số phòng khám ngoài mở ra mang tính chất kinh doanh, họ chỉ chuẩn đoán, kê đơn thuốc rồi lấy tiền.
“Người bệnh đi khám giống như lạc giữa một khu rừng, họ rất khó để tự tìm ra lối đi cho mình,” ông Bắc nói.
Có bệnh chỉ biết... vái tứ phương
Hiện trạng vô sinh ngày càng phổ biến khi khoa học còn chưa làm thỏa mãn những người bệnh sẽ phát sinh trong họ tâm lý hoang mang “còn nước còn tát,” ai mách ở đâu cũng tìm đến, bảo gì làm nấy.
Với tâm thức "có bệnh vái tứ phương" khiến nhiều người nháo nhào đi tìm “phép màu” cho đời mình bằng cách chạy tới những thầy lang, nhà ngoại cảm, cúng lễ… Số ít trong số họ may mắn có được kết quả như ý còn thì cũng chỉ là để thỏa mãn tâm lý “còn nước còn tát” để rồi tiền mất tật mang. Không chỉ vậy, thừa cơ hội, đã có những kẻ xấu trá hình dưới danh nghĩa thầy thuốc, nhà ngoại cảm để “móc túi” những người đang khao khát có con một cách mù quáng.
Chị H, Đốc Ngữ, Hà Nội cho biết, cả hai vợ chồng chị cùng làm cho một tờ tạp chí, thường xuyên được tiếp cận với Internet và các nguồn tin khoa học. Cũng vì hiểu biết về khoa học nên anh chị cảm thấy bế tắc khi đi khám được bác sĩ nói anh chị bị lỗi cặp gen, không thể sinh con với nhau được.
Không chấp nhận được sự thật khi khoa học “bó tay”, chị H dấu chồng, tìm đến những người chữa bệnh ngoại cảm, trông mong điều kỳ diệu họ mang lại. Chữa tới chữa lui hết nhà ngoại cảm ở các nơi lại quay về Hà Nội, bốn năm chưa có kết quả nhưng chị H vẫn chưa từ bỏ con đường chữa vô sinh bằng ngoại cảm này.
Hay như trường hợp của vợ chồng chị Ph. ở Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội, cưới nhau hai năm nhưng vẫn chưa có “tin vui.” Mặc dù vậy, anh chị không dám đưa nhau đến bệnh viện kiểm tra vì ai cũng sợ nguyên nhân từ mình.
Chị Ph. nghe đồn ở Cổ Lễ, Nam Định có ông thầy lang rất giỏi. Hai vợ chồng tới khám, thầy lang hướng dẫn chị bài thuốc lấy quả thầu dầu trộn lẫn đuôi con lươn giã nhỏ rồi đắp vào rốn và gan bàn chân, mỗi ngày đắp một lần. Chị cũng nhận được gói thuốc được tán thành bột manng về ngày nào cũng uống và thầy lang hẹn chị mỗi tuần đến khám lại một lần.
“Mặc dù chẳng biết loại thuốc mình sử dụng là gì nhưng có bệnh thì cứ bái tứ phương thôi. Khổ nỗi, vợ chồng lặn lội khám chữa được ba tuần thì ông thầy lang dặn nhỏ mình lần tới chỉ được đến khám một mình chứ không được đi cùng người nhà. Sợ thầy lang giở trò nên từ đó người nhà không cho mình tới chữa ở đó nữa,” chị Ph kể.
Sau đó ba năm, anh chị mới đưa nhau đến Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh khám. Bác sĩ nói chị bị cong vòi trứng, xác suất chữa thành công là một phần trăm và khoản tiền bỏ ra không nhỏ với một gia đình ở quê như chị.
Cuối cùng, vợ chồng chị nuôi niềm hy vọng bằng cách đi cúng lễ khắp nơi. Đến nay, hành trình chữa trị của anh chị đã ngót ngét mười năm nhưng tin vui vẫn chưa thấy chỉ thấy tiền của cứ lần lượt “đội nón” ra đi.
Tạo thói quen: Bệnh nhân thông thái
Bác sĩ Hoài Bắc cho rằng, chuyện chữa thầy lang, thờ cúng có khi chỉ là giải quyết vấn đề tâm lý cho người bệnh. Thầy lang chỉ góp phần nhỏ để điều trị bệnh mà thôi bởi nền y học phải tiến tới dựa trên thực chứng.
Với quan niệm cởi mở hơn, khi lý giải cho một số trường hợp đã chữa chạy ở bệnh viện không khỏi, họ trở đến thầy lang lại có hiệu quả, Tiến sĩ Văn Vệ cho rằng, trước khi sử dụng y học hiện đại, người Việt Nam cũng đã chữa bằng đông y nên việc này cũng không có gì ngạc nhiên. Nhưng trường hợp như trên là hiếm.
Song ông Vệ cũng khẳng định, có những may, rủi trong chữa trị, song khi ai đó cảm thấy mình có vấn đề trục trặc về sinh sản nên tìm đến những cơ sở chuyên khoa để khám, tìm nguyên nhân, chữa trị cho hợp lý.
Vô sinh, hiếm muộn là căn bệnh tế nhị và nhạy cảm. Hầu hết những người đến khám đều với tâm trạng lo lắng, mệt mỏi.
Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong khâu khám, chữa chứng vô sinh, do vậy bác sĩ Hoài Bắc cũng đã khuyên: “Người bệnh phải cảm nhận được những gì chất chứa trong hành động của bác sĩ. Phải đánh giá ai là người đang đưa ra cho mình con đường đúng nên tự tạo thói quen là một bệnh nhân thông thái. Ngay từ những bước tiếp xúc ban đầu, cần cảm nhận được cái tâm người bác sĩ đến đâu, tài của bác sĩ thế nào để nghe theo lời tư vấn của người chữa, tránh trường hợp tiền mất tật mang”./.
Hồ sơ xếp cả năm trời
Theo con số thống kê từ ngành y tế, tính tới thời điểm cuối năm 2010 tỷ lệ vô sinh của nước ta lên tới 8% dân số. Dự báo từ các chuyên gia, số người hiếm muộn, vô sinh có xu hướng gia tăng do ô nhiễm từ môi trường sống, thức ăn, lối sống thiếu lành mạnh...
Theo Tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng vô sinh do nam chiếm khoảng 20-30%, yếu tố nữ là 40%, do cả nam và nữ khoảng 20%, không rõ nguyên nhân 10%.
Tính riêng Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, khoảng ba năm trở lại đây, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 4.000 cặp đến khám và điều trị vô sinh. Riêng năm 2010, số người đến khám và điều trị vô sinh tăng gấp rưỡi so với năm 2009.
Còn đối với các bệnh viện nhà nước thuộc tuyến trên, con số này còn lên tới cả trăm ca khám mỗi ngày.
“Trên thực tế tại một số bệnh viện công tại Hà Nội, có những hồ sơ phải đợi đến hàng năm mới được xét đến, nguyên nhân là do lực cung ít hơn cầu rất nhiều,” ông Vệ nói.
Trong khi đó, chi phí điều trị vô sinh khá tốn kém và chu kỳ điều trị thường kéo dài, có khi phải mất đến vài năm. Với mỗi chu kỳ thụ tinh nhân tạo chi phí khoảng 50 đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên có người may mắn thì thành công ngay từ chu kỳ thụ tinh đầu tiên nhưng cũng có nhiều trường hợp phải mất đến bảy chu kỳ mới được.
Mặc dù là việc khám, chữa vô sinh là rất gian nan và chi phí lớn như vậy, song giới chuyên gia cũng thừa nhận tỷ lệ thành công vẫn còn ở mức hạn chế.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức cũng chỉ ra, tận dụng những điểm hạn chế trên, có một số phòng khám ngoài mở ra mang tính chất kinh doanh, họ chỉ chuẩn đoán, kê đơn thuốc rồi lấy tiền.
“Người bệnh đi khám giống như lạc giữa một khu rừng, họ rất khó để tự tìm ra lối đi cho mình,” ông Bắc nói.
Có bệnh chỉ biết... vái tứ phương
Hiện trạng vô sinh ngày càng phổ biến khi khoa học còn chưa làm thỏa mãn những người bệnh sẽ phát sinh trong họ tâm lý hoang mang “còn nước còn tát,” ai mách ở đâu cũng tìm đến, bảo gì làm nấy.
Với tâm thức "có bệnh vái tứ phương" khiến nhiều người nháo nhào đi tìm “phép màu” cho đời mình bằng cách chạy tới những thầy lang, nhà ngoại cảm, cúng lễ… Số ít trong số họ may mắn có được kết quả như ý còn thì cũng chỉ là để thỏa mãn tâm lý “còn nước còn tát” để rồi tiền mất tật mang. Không chỉ vậy, thừa cơ hội, đã có những kẻ xấu trá hình dưới danh nghĩa thầy thuốc, nhà ngoại cảm để “móc túi” những người đang khao khát có con một cách mù quáng.
Chị H, Đốc Ngữ, Hà Nội cho biết, cả hai vợ chồng chị cùng làm cho một tờ tạp chí, thường xuyên được tiếp cận với Internet và các nguồn tin khoa học. Cũng vì hiểu biết về khoa học nên anh chị cảm thấy bế tắc khi đi khám được bác sĩ nói anh chị bị lỗi cặp gen, không thể sinh con với nhau được.
Không chấp nhận được sự thật khi khoa học “bó tay”, chị H dấu chồng, tìm đến những người chữa bệnh ngoại cảm, trông mong điều kỳ diệu họ mang lại. Chữa tới chữa lui hết nhà ngoại cảm ở các nơi lại quay về Hà Nội, bốn năm chưa có kết quả nhưng chị H vẫn chưa từ bỏ con đường chữa vô sinh bằng ngoại cảm này.
Hay như trường hợp của vợ chồng chị Ph. ở Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội, cưới nhau hai năm nhưng vẫn chưa có “tin vui.” Mặc dù vậy, anh chị không dám đưa nhau đến bệnh viện kiểm tra vì ai cũng sợ nguyên nhân từ mình.
Chị Ph. nghe đồn ở Cổ Lễ, Nam Định có ông thầy lang rất giỏi. Hai vợ chồng tới khám, thầy lang hướng dẫn chị bài thuốc lấy quả thầu dầu trộn lẫn đuôi con lươn giã nhỏ rồi đắp vào rốn và gan bàn chân, mỗi ngày đắp một lần. Chị cũng nhận được gói thuốc được tán thành bột manng về ngày nào cũng uống và thầy lang hẹn chị mỗi tuần đến khám lại một lần.
“Mặc dù chẳng biết loại thuốc mình sử dụng là gì nhưng có bệnh thì cứ bái tứ phương thôi. Khổ nỗi, vợ chồng lặn lội khám chữa được ba tuần thì ông thầy lang dặn nhỏ mình lần tới chỉ được đến khám một mình chứ không được đi cùng người nhà. Sợ thầy lang giở trò nên từ đó người nhà không cho mình tới chữa ở đó nữa,” chị Ph kể.
Sau đó ba năm, anh chị mới đưa nhau đến Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh khám. Bác sĩ nói chị bị cong vòi trứng, xác suất chữa thành công là một phần trăm và khoản tiền bỏ ra không nhỏ với một gia đình ở quê như chị.
Cuối cùng, vợ chồng chị nuôi niềm hy vọng bằng cách đi cúng lễ khắp nơi. Đến nay, hành trình chữa trị của anh chị đã ngót ngét mười năm nhưng tin vui vẫn chưa thấy chỉ thấy tiền của cứ lần lượt “đội nón” ra đi.
Tạo thói quen: Bệnh nhân thông thái
Bác sĩ Hoài Bắc cho rằng, chuyện chữa thầy lang, thờ cúng có khi chỉ là giải quyết vấn đề tâm lý cho người bệnh. Thầy lang chỉ góp phần nhỏ để điều trị bệnh mà thôi bởi nền y học phải tiến tới dựa trên thực chứng.
Với quan niệm cởi mở hơn, khi lý giải cho một số trường hợp đã chữa chạy ở bệnh viện không khỏi, họ trở đến thầy lang lại có hiệu quả, Tiến sĩ Văn Vệ cho rằng, trước khi sử dụng y học hiện đại, người Việt Nam cũng đã chữa bằng đông y nên việc này cũng không có gì ngạc nhiên. Nhưng trường hợp như trên là hiếm.
Song ông Vệ cũng khẳng định, có những may, rủi trong chữa trị, song khi ai đó cảm thấy mình có vấn đề trục trặc về sinh sản nên tìm đến những cơ sở chuyên khoa để khám, tìm nguyên nhân, chữa trị cho hợp lý.
Vô sinh, hiếm muộn là căn bệnh tế nhị và nhạy cảm. Hầu hết những người đến khám đều với tâm trạng lo lắng, mệt mỏi.
Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong khâu khám, chữa chứng vô sinh, do vậy bác sĩ Hoài Bắc cũng đã khuyên: “Người bệnh phải cảm nhận được những gì chất chứa trong hành động của bác sĩ. Phải đánh giá ai là người đang đưa ra cho mình con đường đúng nên tự tạo thói quen là một bệnh nhân thông thái. Ngay từ những bước tiếp xúc ban đầu, cần cảm nhận được cái tâm người bác sĩ đến đâu, tài của bác sĩ thế nào để nghe theo lời tư vấn của người chữa, tránh trường hợp tiền mất tật mang”./.
Hạnh Dũng Mơ (Vietnam+)