Triển lãm ảnh nghệ thuật “Bốn mùa vẫy gọi” của nghệ sĩ Hoàng Thế Nhiệm, khai mạc ngày 7/3 tại Trung tâm Thông tin Triển lãm 45 Tràng Tiền Hà Nội, có thể coi như một bản giao hưởng bốn mùa bằng ảnh.
Hoàng Thế Nhiệm vốn là một chuyên viên thông tin viễn thông làm việc trên các con tàu viễn dương. Vào năm 1993, khi chuyển xuống làm việc ở các con tàu viễn dương là ước mơ của bao người, thì chính đất liền lại lôi Nhiệm lên bờ sau một chuyến đi chụp ảnh xuyên Việt cùng các bạn trong “Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tình yêu thiên nhiên Việt Nam đã được đánh thức trong Nhiệm. Từ đấy, anh miệt mài lăn lộn với mọi miền đất nước và đến tháng 9/2003, Hoàng Thế Nhiệm lần đầu tiên trình làng với triển lãm “Sắc màu Sa Pa”. Từ đó đến nay, anh liên tiếp mở triển lãm và đoạt nhiều giải thưởng ở trong nước cũng như quốc tế.
Đến triển lãm “Bốn mùa vẫy gọi”, dường như Hoàng Thế Nhiệm đang bày tỏ những rung cảm, chiêm nghiệm về bốn mùa Việt Nam bằng một giao hưởng ảnh với chủ đề từ “Kinh Thi”: “Xuân lang thang hương cỏ- Thưởng trà sen vào hè- Thu nhắp ly rượu cúc- Đông bay tuyết trắng thơ”.
Chỉ riêng với chương đầu tiên- chương “Mùa Xuân”, ta đã thấy một nhịp điệu xuân lúc dịu dàng, tha thiết, lúc chộn rộn, náo nức giữa thiên nhiên và con người Việt Nam, giữa bận bịu đời thường và tưng bừng lễ hội.
Người xem hoàn toàn đắm chìm vào giai điệu bất tận của thiên nhiên như trong “Lung linh Sa Pa” hay “Biển mây trên cao nguyên mộc Châu” hoặc “ Sương sớm hồ Đại Lải”. Ta lại rạo rực cùng ngọn lửa vẫy gọi của Tây Nguyên, chen chúc thuyền trong “Chợ xuân trên sông Cứu Long” hay “Trảy hội chùa Hương”. Chợt lấp lánh sáng cùng “Nụ cười Xuân” và bỗng bâng khuâng trầm ngâm trước “Hồ Gươm vào Xuân”.
Mùa Xuân Việt Nam qua ảnh của Hoàng Thế Nhiệm gợi cho người xem bản concerto “Mùa Xuân” của A. Vivaldi: “Mùa xuân đến, chim muông reo mừng hát chào xuân. Những con suối reo róc rách. Mây đen kéo đầy trời. Sấm sét cũng báo hiệu mùa xuân về. Và rồi chim non lại ca hát ngọt ngào. Những nàng tiên nhảy múa với điệu nhạc đồng”.
Qua mùa Xuân đến các chương “Mùa Hạ”, “Mùa Thu”, “Mùa Đông” cũng đều đầy ắp nhịp sống và tràn trề giai điệu như vậy.
Không chỉ dừng ở việc công phu chờ đợi thời điểm thu cảnh vật vào ống kính, Hoàng Thế Nhiệm còn lưu ý chọn từng góc máy, thế đứng bấm máy độc đáo để hình ảnh như ùa vào, tràn ngập trong lòng khán giả đến mức ngộp thở./.
Hoàng Thế Nhiệm vốn là một chuyên viên thông tin viễn thông làm việc trên các con tàu viễn dương. Vào năm 1993, khi chuyển xuống làm việc ở các con tàu viễn dương là ước mơ của bao người, thì chính đất liền lại lôi Nhiệm lên bờ sau một chuyến đi chụp ảnh xuyên Việt cùng các bạn trong “Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh”.
Tình yêu thiên nhiên Việt Nam đã được đánh thức trong Nhiệm. Từ đấy, anh miệt mài lăn lộn với mọi miền đất nước và đến tháng 9/2003, Hoàng Thế Nhiệm lần đầu tiên trình làng với triển lãm “Sắc màu Sa Pa”. Từ đó đến nay, anh liên tiếp mở triển lãm và đoạt nhiều giải thưởng ở trong nước cũng như quốc tế.
Đến triển lãm “Bốn mùa vẫy gọi”, dường như Hoàng Thế Nhiệm đang bày tỏ những rung cảm, chiêm nghiệm về bốn mùa Việt Nam bằng một giao hưởng ảnh với chủ đề từ “Kinh Thi”: “Xuân lang thang hương cỏ- Thưởng trà sen vào hè- Thu nhắp ly rượu cúc- Đông bay tuyết trắng thơ”.
Chỉ riêng với chương đầu tiên- chương “Mùa Xuân”, ta đã thấy một nhịp điệu xuân lúc dịu dàng, tha thiết, lúc chộn rộn, náo nức giữa thiên nhiên và con người Việt Nam, giữa bận bịu đời thường và tưng bừng lễ hội.
Người xem hoàn toàn đắm chìm vào giai điệu bất tận của thiên nhiên như trong “Lung linh Sa Pa” hay “Biển mây trên cao nguyên mộc Châu” hoặc “ Sương sớm hồ Đại Lải”. Ta lại rạo rực cùng ngọn lửa vẫy gọi của Tây Nguyên, chen chúc thuyền trong “Chợ xuân trên sông Cứu Long” hay “Trảy hội chùa Hương”. Chợt lấp lánh sáng cùng “Nụ cười Xuân” và bỗng bâng khuâng trầm ngâm trước “Hồ Gươm vào Xuân”.
Mùa Xuân Việt Nam qua ảnh của Hoàng Thế Nhiệm gợi cho người xem bản concerto “Mùa Xuân” của A. Vivaldi: “Mùa xuân đến, chim muông reo mừng hát chào xuân. Những con suối reo róc rách. Mây đen kéo đầy trời. Sấm sét cũng báo hiệu mùa xuân về. Và rồi chim non lại ca hát ngọt ngào. Những nàng tiên nhảy múa với điệu nhạc đồng”.
Qua mùa Xuân đến các chương “Mùa Hạ”, “Mùa Thu”, “Mùa Đông” cũng đều đầy ắp nhịp sống và tràn trề giai điệu như vậy.
Không chỉ dừng ở việc công phu chờ đợi thời điểm thu cảnh vật vào ống kính, Hoàng Thế Nhiệm còn lưu ý chọn từng góc máy, thế đứng bấm máy độc đáo để hình ảnh như ùa vào, tràn ngập trong lòng khán giả đến mức ngộp thở./.
Thụy Kha (Vietnam+)