Một chương trình giao lưu từ thiện “Nhà báo-Sự kiện và Nhân chứng” năm 2010, tổ chức tối 20/6, tại Hà Nội, nhằm vinh danh các nhà báo tiêu biểu đã một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.”
Tại buổi giao lưu, các đại biểu được hiểu thêm về những năm tháng gian khổ của những người làm báo Việt Nam qua phóng sự tư liệu về công việc của những nhà báo chiến trường.
Có thể nói, phía sau những bức ảnh, bài viết chân thực, ghi lại thời khắc lịch sử của dân tộc là bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của các phóng viên chiến trường như nhà báo Chu Cẩm Phong, Nguyễn Trọng Định, Hồ Ca, Dương Thị Xuân Quý.
Nhà báo Cao Tân Hòa, nguyên phóng viên Thông tấn xã giải phóng miền Trung Trung Bộ - nay là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) chia sẻ về cuộc hành trình đầy khó khăn, thử thách của 150 phóng viên TTXVN khi rời Hà Nội vào chiến trường miền Nam năm 1973. Nhiều người đã hy sinh ngay trên đường đi và đến nay vẫn chưa tìm được phần mộ.
Bên cạnh đó, những người tham dự chương trình đã được nghe những câu chuyện đầy xúc động của các nhà báo-chiến sĩ như Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống, nguyên Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân kể về những năm tháng làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia vào cuối năm 1978.
Nhân dịp này, Ban tổ chức và các nhà tài trợ đã tặng quà và sổ tiết kiệm cho thân nhân các nhà báo liệt sỹ và thương binh có hoàn cảnh khó khăn./.
Tại buổi giao lưu, các đại biểu được hiểu thêm về những năm tháng gian khổ của những người làm báo Việt Nam qua phóng sự tư liệu về công việc của những nhà báo chiến trường.
Có thể nói, phía sau những bức ảnh, bài viết chân thực, ghi lại thời khắc lịch sử của dân tộc là bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của các phóng viên chiến trường như nhà báo Chu Cẩm Phong, Nguyễn Trọng Định, Hồ Ca, Dương Thị Xuân Quý.
Nhà báo Cao Tân Hòa, nguyên phóng viên Thông tấn xã giải phóng miền Trung Trung Bộ - nay là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) chia sẻ về cuộc hành trình đầy khó khăn, thử thách của 150 phóng viên TTXVN khi rời Hà Nội vào chiến trường miền Nam năm 1973. Nhiều người đã hy sinh ngay trên đường đi và đến nay vẫn chưa tìm được phần mộ.
Bên cạnh đó, những người tham dự chương trình đã được nghe những câu chuyện đầy xúc động của các nhà báo-chiến sĩ như Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống, nguyên Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân kể về những năm tháng làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia vào cuối năm 1978.
Nhân dịp này, Ban tổ chức và các nhà tài trợ đã tặng quà và sổ tiết kiệm cho thân nhân các nhà báo liệt sỹ và thương binh có hoàn cảnh khó khăn./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)