Giới chính khách Pháp mới đây đã bỏ phiếu đồng ý để thay đổi các đạo luật áp dụng cho hình ảnh của biểu tượng hài Jacques Tati và nhà văn hiện sinh Jean-Paul Sartre.
Tati vốn rất yêu mến chiếc tẩu thuốc - vật luôn gắn với ông như hình với bóng, còn thói quen nghiện thuốc lá của Sartre khiến điếu thuốc hiếm khi rời khỏi tay ông.
Vậy nên, trong chiến dịch "Nói không với thuốc lá" lúc trước của Pháp, mọi hình ảnh có gắn với "thuốc lá" của hai nhân vật nổi tiếng này đều bị thay thế bằng một vật dụng khác, chẳng hạn như tẩu thuốc của Tati trên tấm poster bị thay bằng một chiếc... chong chóng đồ chơi màu vàng.
Những đạo luật khi đó đã cấm mọi hình ảnh quảng bá nơi công cộng không được "cổ xúy" hay làm liên tưởng tới thói quen "xì khói" quen thuộc của người dân nước này. Nhưng nay, mọi thứ sẽ thay đổi sau cuộc bỏ phiếu mới nhất.
Ủy ban các vấn đề văn hóa đã nhất trí ủng hộ việc cần phải giữ gìn nguyên trạng những di sản văn hóa, chứ không thể "bẻ cong" nó theo đạo luật chống hút thuốc lá được.
Đảng Xã hội đối lập tuyên bố: "Việc xuyên tạc lịch sử, kiểm soát ý thức và phủ nhận sự thật là những bằng chứng thể hiện dấu ấn của chính phủ độc tài." Và họ kêu gọi những hình ảnh danh nhân văn hóa phải được tôn trọng đúng mực.
Với tình hình hiện nay, rất có thể Jacques Tati sẽ được nhận lại chiếc tẩu thuốc yêu quý của mình trên các tấm poster, thay vì... những vật dụng thay thế khác mà ông phải "ngậm."/.
Tati vốn rất yêu mến chiếc tẩu thuốc - vật luôn gắn với ông như hình với bóng, còn thói quen nghiện thuốc lá của Sartre khiến điếu thuốc hiếm khi rời khỏi tay ông.
Vậy nên, trong chiến dịch "Nói không với thuốc lá" lúc trước của Pháp, mọi hình ảnh có gắn với "thuốc lá" của hai nhân vật nổi tiếng này đều bị thay thế bằng một vật dụng khác, chẳng hạn như tẩu thuốc của Tati trên tấm poster bị thay bằng một chiếc... chong chóng đồ chơi màu vàng.
Những đạo luật khi đó đã cấm mọi hình ảnh quảng bá nơi công cộng không được "cổ xúy" hay làm liên tưởng tới thói quen "xì khói" quen thuộc của người dân nước này. Nhưng nay, mọi thứ sẽ thay đổi sau cuộc bỏ phiếu mới nhất.
Ủy ban các vấn đề văn hóa đã nhất trí ủng hộ việc cần phải giữ gìn nguyên trạng những di sản văn hóa, chứ không thể "bẻ cong" nó theo đạo luật chống hút thuốc lá được.
Đảng Xã hội đối lập tuyên bố: "Việc xuyên tạc lịch sử, kiểm soát ý thức và phủ nhận sự thật là những bằng chứng thể hiện dấu ấn của chính phủ độc tài." Và họ kêu gọi những hình ảnh danh nhân văn hóa phải được tôn trọng đúng mực.
Với tình hình hiện nay, rất có thể Jacques Tati sẽ được nhận lại chiếc tẩu thuốc yêu quý của mình trên các tấm poster, thay vì... những vật dụng thay thế khác mà ông phải "ngậm."/.
Văn Hưng (Vietnam+)