Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 15/11 đã lên tiếng bảo vệ kế hoạch rút toàn bộ các lực lượng Mỹ khỏi Iraq vào tháng tới, chấm dứt cuộc chiến kéo dài và gây tranh cãi gần một thập kỷ qua.
Tại phiên điều trần của Ủy ban Quân lực Mỹ, Bộ trưởng Panetta liên tục bị các nghị sỹ thuộc phái diều hâu trong đảng Cộng hòa chất vấn về vấn đề rút binh sỹ Mỹ khỏi Iraq.
[Mỹ sẽ rút hết quân khỏi Iraq vào cuối năm 2011]
Phe Cộng hòa cáo buộc Tổng thống Barack Obama quyết định "bỏ rơi" Iraq vì mục đích chính trị, và đổ lỗi cho vị tổng thống của đảng Dân chủ về thất bại trong đàm phán với Baghdad nhằm duy trì một số lượng nhỏ binh sỹ Mỹ ở lại Iraq sau thời điểm cuối năm 2011.
Đề cập đến vấn đề này, ông chủ Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục thương lượng với Baghdad về việc duy trì quân Mỹ tại Iraq để huấn luyện lực lượng nước này sau thời điểm cuối năm nay.
Cũng tại phiên điều trần, Tướng Martin Dempsey - quan chức cấp cao quân đội Mỹ, bày tỏ sự lo ngại về tương lai của Iraq sau khi những binh sỹ Mỹ cuối cùng rút khỏi đây và cho biết không một chỉ huy quân sự nào đề xuất rút toàn bộ lực lượng chiến đấu khỏi Iraq. Tuy nhiên, ông thừa nhận lực lượng Mỹ không thể hoạt động mà không được bảo vệ về mặt pháp lý.
Dù vậy, Tướng Dempsey cũng khẳng định việc rút quân Mỹ khỏi Iraq không có nghĩa là một cuộc "ly dị" và Mỹ sẽ vẫn tiếp tục giữ vai trò cố vấn cho quân đội Iraq, gồm cả việc huấn luyện chống khủng bố cho các lực lượng đặc nhiệm của Baghdad.
Theo hiệp định an ninh Mỹ và Iraq ký năm 2008, Mỹ sẽ rút toàn bộ gần 40.000 binh sỹ khỏi Iraq vào cuối năm 2011. Kể từ khi phát động cuộc chiến tại Iraq tháng 3/2003 đến nay, đã có gần 4.500 lính Mỹ bị thiệt mạng và 32.209 lính bị thương, chưa kể hàng trăm nghìn lượt lính Mỹ phải vào viện điều trị các chứng bệnh như rối loạn thần kinh./.
Tại phiên điều trần của Ủy ban Quân lực Mỹ, Bộ trưởng Panetta liên tục bị các nghị sỹ thuộc phái diều hâu trong đảng Cộng hòa chất vấn về vấn đề rút binh sỹ Mỹ khỏi Iraq.
[Mỹ sẽ rút hết quân khỏi Iraq vào cuối năm 2011]
Phe Cộng hòa cáo buộc Tổng thống Barack Obama quyết định "bỏ rơi" Iraq vì mục đích chính trị, và đổ lỗi cho vị tổng thống của đảng Dân chủ về thất bại trong đàm phán với Baghdad nhằm duy trì một số lượng nhỏ binh sỹ Mỹ ở lại Iraq sau thời điểm cuối năm 2011.
Đề cập đến vấn đề này, ông chủ Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục thương lượng với Baghdad về việc duy trì quân Mỹ tại Iraq để huấn luyện lực lượng nước này sau thời điểm cuối năm nay.
Cũng tại phiên điều trần, Tướng Martin Dempsey - quan chức cấp cao quân đội Mỹ, bày tỏ sự lo ngại về tương lai của Iraq sau khi những binh sỹ Mỹ cuối cùng rút khỏi đây và cho biết không một chỉ huy quân sự nào đề xuất rút toàn bộ lực lượng chiến đấu khỏi Iraq. Tuy nhiên, ông thừa nhận lực lượng Mỹ không thể hoạt động mà không được bảo vệ về mặt pháp lý.
Dù vậy, Tướng Dempsey cũng khẳng định việc rút quân Mỹ khỏi Iraq không có nghĩa là một cuộc "ly dị" và Mỹ sẽ vẫn tiếp tục giữ vai trò cố vấn cho quân đội Iraq, gồm cả việc huấn luyện chống khủng bố cho các lực lượng đặc nhiệm của Baghdad.
Theo hiệp định an ninh Mỹ và Iraq ký năm 2008, Mỹ sẽ rút toàn bộ gần 40.000 binh sỹ khỏi Iraq vào cuối năm 2011. Kể từ khi phát động cuộc chiến tại Iraq tháng 3/2003 đến nay, đã có gần 4.500 lính Mỹ bị thiệt mạng và 32.209 lính bị thương, chưa kể hàng trăm nghìn lượt lính Mỹ phải vào viện điều trị các chứng bệnh như rối loạn thần kinh./.
(TTXVN/Vietnam+)