Chiều 2/7, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức giao lưu với chủ đề “Nhà H'mông và những biến đổi hiện nay”, tại nhà người H'mông trong khu bảo tàng ngoài trời, với sự tham gia của 7 người H'mông và tiến sĩ Vi Văn An, cán bộ nghiên cứu - sưu tầm của Bảo tàng cùng nhiều sinh viên Trường đại học Văn Hóa, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Nhà H'mông là một trong 10 ngôi nhà của các dân tộc thiểu số Việt Nam dựng tại khu Bảo tàng ngoài trời. Một trong những nét độc đáo của nhà người H'mông là làm bằng gỗ nhưng lợp tranh, riêng ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái lại có nét độc đáo riêng biệt là toàn bộ nhà được làm bằng gỗ pơmu.
Nhà hầu như không có cửa sổ, chỉ có 2 cửa là cửa chính và cửa phụ dành cho phụ nữ. Điểm độc đáo này cho thấy sự thích ứng của người H'mông ở vùng thời tiết lạnh. Tiến sĩ Vi Văn An đã trực tiếp tìm kiếm, đưa ngôi nhà này từ bản Đề Chờ Chua, xã Púng Luông về dựng tại Bảo tàng từ năm 1999.
Từ đó đến nay, ngôi nhà mới chỉ sửa chữa nhỏ vào năm 2005 và lần này, ngôi nhà được tân trang tới 60-70%.
7 người H'mông ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải được mời đến Bảo tàng từ ngày 18/6/2013 để sửa chữa ngôi nhà của họ.
Theo tiến sĩ Vi Văn An, bảo tàng đã sử dụng tới 600-700 tấm gỗ để lợp lại toàn bộ phần mái nhà chính, nhà lò rèn, nhà đúc lưỡi cày. Các tấm gỗ loại này phải tìm, đặt trước với người làng ở Púng Luông vì bây giờ người H'mông đã lợp prôximăng. Nếu được đun nấu bình thường trong nhà thì khoảng 15-20 năm nữa nhà mới phải sửa chữa lại.
Những người H'mông đã đem đến cho công chúng thông tin mới về văn hoá và cuộc sống thực tiễn của họ, đặc biệt là về tập quán cư trú, nhà cửa và những biến đổi hiện nay.
Anh Thào Pháng Khày cho biết về cơ bản, cuộc sống của bà con người H'mông vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống. Những dịp lễ, tết hay chợ phiên, già trẻ trai gái trong làng vẫn mặc quần áo truyền thống, còn ngày thường đều mặc đồ như người Kinh.
Về nhà cửa, khung nhà vẫn giữ nguyên, còn mái thì chủ yếu lợp prôximăng, vẫn dùng cột gỗ nhưng theo hướng hiện đại hơn là cột vuông, kiểu cột chồng.
Bản làng giờ đã có điện nên các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ hơn, nếp sinh hoạt trong gia đình cũng giống người Kinh. Trong nhà, người H'mông vẫn giữ được 2 bếp là bếp lò và bếp kiềng. Người H'mông sống thật thà, song phẳng.
Tiến sĩ Vi Văn An nhớ lại kỷ niệm khi một nhóm người H'mông xuống bảo tàng nhất định không mua vé mà đòi gặp tiến sĩ An vì anh An đã mua nhà, mua một con dao của họ mang về bảo tàng. Khi tiến sĩ An xuống đón, họ chỉ vào nhà xem và thấy con dao vẫn còn là họ về luôn.
Nhân dịp này, người H'mông đã trình diễn nghề dệt vải truyền thống cũng như chơi các trò chơi dân gian như thổi sáo, thổi khèn, nhảy pao...
Anh Thào Pháng Khày kiến nghị bảo tàng làm những thước phim giới thiệu về ngôi nhà, cuộc sống của người H'mông xưa và nay đặt tại nhà H'mông để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước./.
Nhà H'mông là một trong 10 ngôi nhà của các dân tộc thiểu số Việt Nam dựng tại khu Bảo tàng ngoài trời. Một trong những nét độc đáo của nhà người H'mông là làm bằng gỗ nhưng lợp tranh, riêng ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái lại có nét độc đáo riêng biệt là toàn bộ nhà được làm bằng gỗ pơmu.
Nhà hầu như không có cửa sổ, chỉ có 2 cửa là cửa chính và cửa phụ dành cho phụ nữ. Điểm độc đáo này cho thấy sự thích ứng của người H'mông ở vùng thời tiết lạnh. Tiến sĩ Vi Văn An đã trực tiếp tìm kiếm, đưa ngôi nhà này từ bản Đề Chờ Chua, xã Púng Luông về dựng tại Bảo tàng từ năm 1999.
Từ đó đến nay, ngôi nhà mới chỉ sửa chữa nhỏ vào năm 2005 và lần này, ngôi nhà được tân trang tới 60-70%.
7 người H'mông ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải được mời đến Bảo tàng từ ngày 18/6/2013 để sửa chữa ngôi nhà của họ.
Theo tiến sĩ Vi Văn An, bảo tàng đã sử dụng tới 600-700 tấm gỗ để lợp lại toàn bộ phần mái nhà chính, nhà lò rèn, nhà đúc lưỡi cày. Các tấm gỗ loại này phải tìm, đặt trước với người làng ở Púng Luông vì bây giờ người H'mông đã lợp prôximăng. Nếu được đun nấu bình thường trong nhà thì khoảng 15-20 năm nữa nhà mới phải sửa chữa lại.
Những người H'mông đã đem đến cho công chúng thông tin mới về văn hoá và cuộc sống thực tiễn của họ, đặc biệt là về tập quán cư trú, nhà cửa và những biến đổi hiện nay.
Anh Thào Pháng Khày cho biết về cơ bản, cuộc sống của bà con người H'mông vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống. Những dịp lễ, tết hay chợ phiên, già trẻ trai gái trong làng vẫn mặc quần áo truyền thống, còn ngày thường đều mặc đồ như người Kinh.
Về nhà cửa, khung nhà vẫn giữ nguyên, còn mái thì chủ yếu lợp prôximăng, vẫn dùng cột gỗ nhưng theo hướng hiện đại hơn là cột vuông, kiểu cột chồng.
Bản làng giờ đã có điện nên các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ hơn, nếp sinh hoạt trong gia đình cũng giống người Kinh. Trong nhà, người H'mông vẫn giữ được 2 bếp là bếp lò và bếp kiềng. Người H'mông sống thật thà, song phẳng.
Tiến sĩ Vi Văn An nhớ lại kỷ niệm khi một nhóm người H'mông xuống bảo tàng nhất định không mua vé mà đòi gặp tiến sĩ An vì anh An đã mua nhà, mua một con dao của họ mang về bảo tàng. Khi tiến sĩ An xuống đón, họ chỉ vào nhà xem và thấy con dao vẫn còn là họ về luôn.
Nhân dịp này, người H'mông đã trình diễn nghề dệt vải truyền thống cũng như chơi các trò chơi dân gian như thổi sáo, thổi khèn, nhảy pao...
Anh Thào Pháng Khày kiến nghị bảo tàng làm những thước phim giới thiệu về ngôi nhà, cuộc sống của người H'mông xưa và nay đặt tại nhà H'mông để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước./.
Minh Nguyệt (TTXVN)