Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến độ thực hiện chậm trong phần lớn các dự án ODA tại Việt Nam là thách thức cơ bản để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển theo đúng thời gian đã đặt ra.
Để giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng, các mâu thuẫn và chậm trễ khi thực hiện đấu thầu trong các dự án ODA tại Việt Nam, ngày 4/6, tại Hà Nội, Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nhóm 6 Ngân hàng gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank), Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB), đã tổ chức hội thảo “áp dụng thủ tục đấu thầu trong các dự án ODA”.
Do dự vì “vênh” quy định
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến độ chung của các dự án ODA đang thực hiện thường chậm hơn 3 năm so với kế hoạch ban đầu đã thống nhất khi đàm phán với các nhà tài trợ. Tỷ lệ giải ngân của các dự án tại Việt Nam cũng thuộc diện thấp nhất trong khu vực. Trong đó, đấu thầu vẫn là điểm gây tắc nhất trong quá trình thực hiện dự án ODA.
Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, có rất nhiều mâu thuẫn bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các quy định trong đấu thầu khi sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và thủ tục đấu thầu thống nhất với các nhà tài trợ trong các dự án ODA.
Điều 3 Đoạn 3 của Luật Đấu thầu Việt Nam quy định trong trường hợp đó, sẽ tuân thủ theo các hiệp định pháp lý với nhà tài trợ. Tuy nhiên, trên thực tế, các đơn vị thực hiện dự án và chủ dự án, mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các nhà tài trợ, vẫn do dự khi tuân thủ các quy định trong hiệp định pháp lý với các nhà tài trợ.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) chia sẻ: Dự án ODA cần thực hiện phù hợp với Luật trong nước và quy định của nhà tài trợ. Thế nhưng, trong thực tế, có những điểm khác biệt giữa hai quy định này.
"Ví dụ về giá dự toán gói thầu, cách thức đánh giá hồ sơ dự thầu, xuất hiện tình trạng nhà tài trợ 'đồng ý' nhưng các cơ quan nhà nước 'không đồng ý' hoặc ngược lại. Hay thủ tục trình duyệt qua nhiều cấp dẫn đến quá trình tuyển chọn nhà thầu kéo dài. Khi kết quả đấu thầu được phê duyệt, có khi giá dự thầu không còn phù hợp do trượt giá, đặc biệt với những gói thầu xây lắp," ông Trường nói.
Với quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu do nhà tài trợ đưa ra, có ít nhà thầu tham gia đấu thầu dẫn đến tính cạnh tranh trong đấu thầu không cao. Ví dụ, trong dự án có các gói thầu xây lắp giá trị cao trên 10 triệu USD có rất ít nhà thầu tham gia đấu thầu. Các nhà thầu trong nước đạt yêu cầu về năng lực phần lớn lại là các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng nên không hợp lệ. Ngay cả các nhà tài trợ cũng chưa nhất quán trong việc đánh giá tư cách hợp lệ của nhà thầu...
Thậm chí, theo Cục Quản lý Đấu thầu, các cơ quan thẩm định, chủ đầu tư và thanh tra Chính phủ còn thường khiển trách các cơ quan thực hiện dự án khi họ tuân thủ các thủ tục đã thỏa thuận với nhà tài trợ nhưng khác với quy định đấu thầu trong nước. Do đó, thường xuyên có những chậm trễ trong quá trình thực hiện, xem xét, thẩm định và phê duyệt đấu thầu.
Ưu tiên quy định của nhà tài trợ
Ông Kofi Awanyo, Trưởng Ban Đấu thầu (Ngân hàng Thế giới) thừa nhận có tồn tại một số khác biệt giữa quy định về đấu thầu của 6 ngân hàng và của Việt Nam về tính hợp lệ; phương pháp đấu thầu ưu tiên; thời gian tối thiểu đối với sơ tuyển và chuẩn bị hồ sơ dự thầu; thời hạn nộp hồ sơ dự thầu/mở thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; chỉ định thầu...
Chẳng hạn như có những quy định gần trái ngược như theo quy định của 6 ngân hàng thì không được phép tự động loại hồ sơ dự thầu có giá dự thầu cao hơn giá gói thầu, còn theo quy định của Việt Nam thì giá dự thầu phải thấp hơn hoặc bằng giá gói thầu đã được phê duyệt...
Tuy nhiên, ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lưu ý: Tuân thủ các thủ tục đấu thầu trong Hiệp định Tài trợ với các nhà tài trợ cũng là tuân thủ Điều 3 Đoạn 3 của Luật Đấu thầu Việt Nam. Các thủ tục đã thống nhất với nhà tài trợ và quy định trong hiệp định pháp lý đã ký kết với nhà tài trợ sẽ được ưu tiên áp dụng hơn các quy định của Chính phủ.
Cách để có thể chủ động, “tự tin” áp dụng các thủ tục đấu thầu của nhà tài trợ trong các dự án ODA theo ông Tăng, đó là các đối tác cần nghiên cứu rõ quy định của các nhà tài trợ.
Một số đại biểu trong nước đề nghị nhà tài trợ cần có quy định rõ ràng hơn về tư cách hợp lệ của nhà thầu để quá trình đánh giá thầu được tiến hành nhanh hơn, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư cũng như các nhà thầu.
Bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) đưa ra đề nghị cần định nghĩa và làm rõ khái niệm giá đưa ra của hồ sơ dự thầu thế nào được coi là “vượt quá xa” giá gói thầu.
Thực tế đã có trường hợp chủ đầu tư đã điều chỉnh lại dự toán gói thầu phù hợp phù hợp mặt bằng thời điểm đấu thầu nhưng giá dự thầu vẫn cao hơn và nhà tài trợ vẫn yêu cầu chấp thuận. “Đây là điều do dự nhất của chủ đầu tư khi phải tuân thủ quy định của nhà tài trợ nhưng phải lường đến việc hậu kiểm của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán”, bà Tuyến nói.
Để rộng đường lựa chọn thủ tục áp dụng, ông Nguyễn Xuân Trường còn đề nghị: “Trong trường hợp hợp có ý kiến khác nhau giữa nhà tài trợ và các cơ quan phê duyệt trong nước, đề nghị phía Việt Nam có văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện theo ý kiến nhà tài trợ để các cấp phê duyệt có đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện”. Các cấp thanh tra, kiểm tra cần có ý kiến chính thức về vấn đề này!
Để giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng, các mâu thuẫn và chậm trễ khi thực hiện đấu thầu trong các dự án ODA tại Việt Nam, ngày 4/6, tại Hà Nội, Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nhóm 6 Ngân hàng gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank), Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB), đã tổ chức hội thảo “áp dụng thủ tục đấu thầu trong các dự án ODA”.
Do dự vì “vênh” quy định
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến độ chung của các dự án ODA đang thực hiện thường chậm hơn 3 năm so với kế hoạch ban đầu đã thống nhất khi đàm phán với các nhà tài trợ. Tỷ lệ giải ngân của các dự án tại Việt Nam cũng thuộc diện thấp nhất trong khu vực. Trong đó, đấu thầu vẫn là điểm gây tắc nhất trong quá trình thực hiện dự án ODA.
Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, có rất nhiều mâu thuẫn bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các quy định trong đấu thầu khi sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và thủ tục đấu thầu thống nhất với các nhà tài trợ trong các dự án ODA.
Điều 3 Đoạn 3 của Luật Đấu thầu Việt Nam quy định trong trường hợp đó, sẽ tuân thủ theo các hiệp định pháp lý với nhà tài trợ. Tuy nhiên, trên thực tế, các đơn vị thực hiện dự án và chủ dự án, mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các nhà tài trợ, vẫn do dự khi tuân thủ các quy định trong hiệp định pháp lý với các nhà tài trợ.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó giám đốc Ban quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) chia sẻ: Dự án ODA cần thực hiện phù hợp với Luật trong nước và quy định của nhà tài trợ. Thế nhưng, trong thực tế, có những điểm khác biệt giữa hai quy định này.
"Ví dụ về giá dự toán gói thầu, cách thức đánh giá hồ sơ dự thầu, xuất hiện tình trạng nhà tài trợ 'đồng ý' nhưng các cơ quan nhà nước 'không đồng ý' hoặc ngược lại. Hay thủ tục trình duyệt qua nhiều cấp dẫn đến quá trình tuyển chọn nhà thầu kéo dài. Khi kết quả đấu thầu được phê duyệt, có khi giá dự thầu không còn phù hợp do trượt giá, đặc biệt với những gói thầu xây lắp," ông Trường nói.
Với quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu do nhà tài trợ đưa ra, có ít nhà thầu tham gia đấu thầu dẫn đến tính cạnh tranh trong đấu thầu không cao. Ví dụ, trong dự án có các gói thầu xây lắp giá trị cao trên 10 triệu USD có rất ít nhà thầu tham gia đấu thầu. Các nhà thầu trong nước đạt yêu cầu về năng lực phần lớn lại là các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng nên không hợp lệ. Ngay cả các nhà tài trợ cũng chưa nhất quán trong việc đánh giá tư cách hợp lệ của nhà thầu...
Thậm chí, theo Cục Quản lý Đấu thầu, các cơ quan thẩm định, chủ đầu tư và thanh tra Chính phủ còn thường khiển trách các cơ quan thực hiện dự án khi họ tuân thủ các thủ tục đã thỏa thuận với nhà tài trợ nhưng khác với quy định đấu thầu trong nước. Do đó, thường xuyên có những chậm trễ trong quá trình thực hiện, xem xét, thẩm định và phê duyệt đấu thầu.
Ưu tiên quy định của nhà tài trợ
Ông Kofi Awanyo, Trưởng Ban Đấu thầu (Ngân hàng Thế giới) thừa nhận có tồn tại một số khác biệt giữa quy định về đấu thầu của 6 ngân hàng và của Việt Nam về tính hợp lệ; phương pháp đấu thầu ưu tiên; thời gian tối thiểu đối với sơ tuyển và chuẩn bị hồ sơ dự thầu; thời hạn nộp hồ sơ dự thầu/mở thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; chỉ định thầu...
Chẳng hạn như có những quy định gần trái ngược như theo quy định của 6 ngân hàng thì không được phép tự động loại hồ sơ dự thầu có giá dự thầu cao hơn giá gói thầu, còn theo quy định của Việt Nam thì giá dự thầu phải thấp hơn hoặc bằng giá gói thầu đã được phê duyệt...
Tuy nhiên, ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lưu ý: Tuân thủ các thủ tục đấu thầu trong Hiệp định Tài trợ với các nhà tài trợ cũng là tuân thủ Điều 3 Đoạn 3 của Luật Đấu thầu Việt Nam. Các thủ tục đã thống nhất với nhà tài trợ và quy định trong hiệp định pháp lý đã ký kết với nhà tài trợ sẽ được ưu tiên áp dụng hơn các quy định của Chính phủ.
Cách để có thể chủ động, “tự tin” áp dụng các thủ tục đấu thầu của nhà tài trợ trong các dự án ODA theo ông Tăng, đó là các đối tác cần nghiên cứu rõ quy định của các nhà tài trợ.
Một số đại biểu trong nước đề nghị nhà tài trợ cần có quy định rõ ràng hơn về tư cách hợp lệ của nhà thầu để quá trình đánh giá thầu được tiến hành nhanh hơn, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư cũng như các nhà thầu.
Bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) đưa ra đề nghị cần định nghĩa và làm rõ khái niệm giá đưa ra của hồ sơ dự thầu thế nào được coi là “vượt quá xa” giá gói thầu.
Thực tế đã có trường hợp chủ đầu tư đã điều chỉnh lại dự toán gói thầu phù hợp phù hợp mặt bằng thời điểm đấu thầu nhưng giá dự thầu vẫn cao hơn và nhà tài trợ vẫn yêu cầu chấp thuận. “Đây là điều do dự nhất của chủ đầu tư khi phải tuân thủ quy định của nhà tài trợ nhưng phải lường đến việc hậu kiểm của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán”, bà Tuyến nói.
Để rộng đường lựa chọn thủ tục áp dụng, ông Nguyễn Xuân Trường còn đề nghị: “Trong trường hợp hợp có ý kiến khác nhau giữa nhà tài trợ và các cơ quan phê duyệt trong nước, đề nghị phía Việt Nam có văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện theo ý kiến nhà tài trợ để các cấp phê duyệt có đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện”. Các cấp thanh tra, kiểm tra cần có ý kiến chính thức về vấn đề này!
Nguyễn Huyền (TTXVN/Vietnam+)