Chủ tịch vừa được bổ nhiệm của Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy cho biết gói cứu trợ trị giá 750 tỷ euro dành cho các nước đang ngập trong nợ nần ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ được tăng lên nếu cần thiết.
Trả lời phỏng vấn tạp chí doanh nghiệp Trends-Tendances của Bỉ, ông Van Rompuy nói: "Liệu gói giải cứu khủng hoảng hiện nay đã đủ hay chưa? Hiện tại thậm chí vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về việc có người đang đề nghị phải triển khai ngay kế hoạch cứu trợ. Tuy nhiên, nếu chương trình này cho thấy quy mô như vậy là chưa đủ, thì câu trả lời của tôi rất đơn giản: trong trường hợp đó, chúng tôi sẽ làm nhiều hơn nữa."
Gói cứu trợ 750 tỷ euro bao gồm 440 tỷ euro tiền bảo lãnh của các nước thành viên Eurozone, 250 tỷ euro các khoản vay có điều kiện chặt chẽ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và 60 tỷ euro vốn vay huy động từ tất cả 27 nước thành viên EU.
Các bộ trưởng tài chính Eurozone đã đạt được nhất trí về gói 440 tỷ euro và kế hoạch sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm trong khi IMF cũng tuyên bố sẽ tăng nguồn vốn cho vay nếu cần thiết.
Chương trình này được thực hiện bên cạnh gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro mà EU và IMF dành riêng cho Hy Lạp, và ông Van Rompuy thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo EU buộc phải có hành động bảo vệ trong bối cảnh các thị trường lo ngại cuộc khủng hoảng nợ sẽ lan sang các nước láng giềng.
Ông nói: "Chúng tôi biết rằng những khó khăn của Hy Lạp chắc chắn sẽ gây ra vấn đề lớn, nhưng không ai cho rằng cú sốc này sẽ lan rộng và đe dọa châu Âu, đặc biệt là toàn thế giới."
Ông Van Rompuy, hiện đứng đầu một "lực lượng đặc nhiệm" với thành viên là các nhà lãnh đạo quốc gia nhằm xây dựng các quy định mới cho chính sách kinh tế liên quốc gia, cho rằng các nước cần phải làm nhiều hơn nữa, chứ không nên chỉ tập trung vào việc cân bằng ngân sách trong những năm tới.
Ông nhấn mạnh: "Những đóng góp thực sự bao gồm việc tiến hành những cải cách đầy đủ trong nền kinh tế thực tế. Điều này là không thể thiếu được nhằm mang lại sự gắn kết trong quá trình phát triển kinh tế-chính trị của Eurozone. Đây là một nhiệm vụ thực sự."
Ông nhận định, sẽ là không đủ nếu chỉ thanh lọc khu vực tài chính công, mà chúng ta còn phải thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao tính cạnh tranh. Rất nhiều nước đang xem xét cải cách hệ thống hưu trí và Bỉ cũng không thể tránh được điều này."/.
Trả lời phỏng vấn tạp chí doanh nghiệp Trends-Tendances của Bỉ, ông Van Rompuy nói: "Liệu gói giải cứu khủng hoảng hiện nay đã đủ hay chưa? Hiện tại thậm chí vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về việc có người đang đề nghị phải triển khai ngay kế hoạch cứu trợ. Tuy nhiên, nếu chương trình này cho thấy quy mô như vậy là chưa đủ, thì câu trả lời của tôi rất đơn giản: trong trường hợp đó, chúng tôi sẽ làm nhiều hơn nữa."
Gói cứu trợ 750 tỷ euro bao gồm 440 tỷ euro tiền bảo lãnh của các nước thành viên Eurozone, 250 tỷ euro các khoản vay có điều kiện chặt chẽ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và 60 tỷ euro vốn vay huy động từ tất cả 27 nước thành viên EU.
Các bộ trưởng tài chính Eurozone đã đạt được nhất trí về gói 440 tỷ euro và kế hoạch sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm trong khi IMF cũng tuyên bố sẽ tăng nguồn vốn cho vay nếu cần thiết.
Chương trình này được thực hiện bên cạnh gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro mà EU và IMF dành riêng cho Hy Lạp, và ông Van Rompuy thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo EU buộc phải có hành động bảo vệ trong bối cảnh các thị trường lo ngại cuộc khủng hoảng nợ sẽ lan sang các nước láng giềng.
Ông nói: "Chúng tôi biết rằng những khó khăn của Hy Lạp chắc chắn sẽ gây ra vấn đề lớn, nhưng không ai cho rằng cú sốc này sẽ lan rộng và đe dọa châu Âu, đặc biệt là toàn thế giới."
Ông Van Rompuy, hiện đứng đầu một "lực lượng đặc nhiệm" với thành viên là các nhà lãnh đạo quốc gia nhằm xây dựng các quy định mới cho chính sách kinh tế liên quốc gia, cho rằng các nước cần phải làm nhiều hơn nữa, chứ không nên chỉ tập trung vào việc cân bằng ngân sách trong những năm tới.
Ông nhấn mạnh: "Những đóng góp thực sự bao gồm việc tiến hành những cải cách đầy đủ trong nền kinh tế thực tế. Điều này là không thể thiếu được nhằm mang lại sự gắn kết trong quá trình phát triển kinh tế-chính trị của Eurozone. Đây là một nhiệm vụ thực sự."
Ông nhận định, sẽ là không đủ nếu chỉ thanh lọc khu vực tài chính công, mà chúng ta còn phải thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao tính cạnh tranh. Rất nhiều nước đang xem xét cải cách hệ thống hưu trí và Bỉ cũng không thể tránh được điều này."/.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)