Google, Facebook: Chúng tôi cần khổng lồ để đánh bại Trung Quốc

Google và Facebook có một lập luận mới chống lại những lời kêu gọi để chia tách những gã khổng lồ công nghệ này: 'Chúng tôi cần phải lớn để đánh bại Trung Quốc.'
Google, Facebook: Chúng tôi cần khổng lồ để đánh bại Trung Quốc ảnh 1Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg . (Nguồn: Mbugua Njihia)

Google và Facebook có một lập luận mới chống lại những lời kêu gọi để chia tách những gã khổng lồ công nghệ này: 'Chúng tôi cần phải lớn để đánh bại Trung Quốc.'

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây của CNN, Giám đốc điều hành của Google, Sundar Pichai nói: "Khi chúng ta nhìn trên phạm vi toàn cầu, các công ty công nghệ của chúng ta đóng góp cho tăng trưởng kinh tế một cách quan trọng. Và chúng tôi cạnh tranh với các nước khác, các công ty khác."

Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã đưa ra quan điểm này rõ ràng hơn, lập luận rằng việc chia tách công ty truyền thông xã hội này sẽ chỉ đơn giản là dọn đường cho các công ty công nghệ Trung Quốc, vốn không chia sẻ các giá trị Mỹ, bước vào và thống trị.

[Hạn chế tác động xấu của mạng xã hội đến công chúng]

Khi CNN hỏi ông Pichai về các bình luận của Zuckerberg, CEO của Google đã đồng tình.

"Có rất nhiều quốc gia trên thế giới khao khát trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo. Và họ cũng đang hỗ trợ các công ty của họ," ông Pichai nói.

"Vì vậy, chúng tôi phải cân bằng cả hai. Điều này không có nghĩa là bạn không xem xét kỹ lưỡng các công ty lớn. Nhưng bạn phải cân bằng nó với thực tế là bạn cũng muốn các công ty lớn, thành công."

Cách đây không lâu, Facebook và Google đã kêu gọi đưa dịch vụ tiêu dùng của họ vào Trung Quốc - thị trường Internet lớn nhất thế giới.

Hồi đầu tháng này, các cơ quan chức năng của Mỹ đã phân công thực hiện các hoạt động giám sát các công ty công nghệ lớn, trong đó Bộ Tư pháp Mỹ sẽ xem xét Google và Apple trong khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ sẽ điều tra Amazon và Facebook để xác định xem họ có lạm dụng sức mạnh thị trường của họ hay không.

Các nhà lập pháp và nhóm người tiêu dùng cho rằng các công ty công nghệ lớn có quá nhiều quyền lực, gây hại cho người dùng và đối thủ kinh doanh./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục