Ngày 8/3, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức Hội thảo các nội dung liên quan đến quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chương V về Quốc hội gồm 17 điều (từ Điều 74 đến Điều 90), trong đó gộp Điều 88 và 93 cũ thành một điều mới là Điều 90. Dự thảo bỏ Điều 89 cũ (về bầu Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội), thêm một điều mới là Điều 83 (Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định).
Về vị trí, vai trò của Quốc hội tại Điều 74 (sửa đổi, bổ sung Điều 83), tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét có một nội dung thay đổi cơ bản đó là : "Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" được sửa đổi, bổ sung thành "Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp..."
Việc thay đổi từ "cơ quan duy nhất có quyền" thành cơ quan "thực hiện quyền lập hiến, lập pháp", trước hết là sự thay đổi về chất. Theo đại biểu, việc sửa đổi như dự thảo là hợp tình, hợp lý, đúng với thực tế khách quan bởi nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức, đơn vị và cá nhân tham gia vào hoạt động này.
Về Điều 75 (sửa đổi, bổ sung Điều 84) về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, tại khoản 1 dự thảo không còn nhiệm vụ, quyền hạn "quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh". Theo tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh không nên bỏ nhiệm vụ, quyền hạn này để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có quyền trình dự án luật và các Ban soạn thảo dự án, bảo đảm tính chất ổn định của chương trình và tính nghiên túc trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Một số ý kiến tán thành với việc bổ sung nội dung "quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ" trong khoản 4, Điều 75 dự thảo. Dựa vào những phân tích cụ thể của các nước trên thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công, các ý kiến cho rằng đây là quy định mới, đúng đắn và hợp lý.
Tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh nhận xét ngoài các chủ thể đã được đề cập trong Hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi bổ sung như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội..., thì còn một chủ thể quan trọng đó là Đoàn đại biểu Quốc hội (của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nhưng chưa được nói tới ở chế định về Quốc hội trong dự thảo. Tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh đề nghị nên có một điều riêng hoặc một khoản trong Điều 84 của dự thảo Hiến pháp.
Bàn về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội tại Điều 84, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi đánh giá khoản 3 Điều 84 Hiến pháp hiện hành quy định "Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước" là đầy đủ, ý nghĩa.
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định "Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước", theo đại biểu như vậy là quá chi tiết và không đầy đủ. Có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn về quyền lập pháp để đảm bảo vai trò của Quốc hội trong thực thi quyền. Ngoài ra, các đại biểu đã thảo luận về nhiều nội dung cụ thể quy định tại Chương V của dự thảo./.
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chương V về Quốc hội gồm 17 điều (từ Điều 74 đến Điều 90), trong đó gộp Điều 88 và 93 cũ thành một điều mới là Điều 90. Dự thảo bỏ Điều 89 cũ (về bầu Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội), thêm một điều mới là Điều 83 (Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định).
Về vị trí, vai trò của Quốc hội tại Điều 74 (sửa đổi, bổ sung Điều 83), tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét có một nội dung thay đổi cơ bản đó là : "Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" được sửa đổi, bổ sung thành "Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp..."
Việc thay đổi từ "cơ quan duy nhất có quyền" thành cơ quan "thực hiện quyền lập hiến, lập pháp", trước hết là sự thay đổi về chất. Theo đại biểu, việc sửa đổi như dự thảo là hợp tình, hợp lý, đúng với thực tế khách quan bởi nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức, đơn vị và cá nhân tham gia vào hoạt động này.
Về Điều 75 (sửa đổi, bổ sung Điều 84) về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, tại khoản 1 dự thảo không còn nhiệm vụ, quyền hạn "quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh". Theo tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh không nên bỏ nhiệm vụ, quyền hạn này để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có quyền trình dự án luật và các Ban soạn thảo dự án, bảo đảm tính chất ổn định của chương trình và tính nghiên túc trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Một số ý kiến tán thành với việc bổ sung nội dung "quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ" trong khoản 4, Điều 75 dự thảo. Dựa vào những phân tích cụ thể của các nước trên thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công, các ý kiến cho rằng đây là quy định mới, đúng đắn và hợp lý.
Tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh nhận xét ngoài các chủ thể đã được đề cập trong Hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi bổ sung như Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội..., thì còn một chủ thể quan trọng đó là Đoàn đại biểu Quốc hội (của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nhưng chưa được nói tới ở chế định về Quốc hội trong dự thảo. Tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh đề nghị nên có một điều riêng hoặc một khoản trong Điều 84 của dự thảo Hiến pháp.
Bàn về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội tại Điều 84, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi đánh giá khoản 3 Điều 84 Hiến pháp hiện hành quy định "Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước" là đầy đủ, ý nghĩa.
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định "Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước", theo đại biểu như vậy là quá chi tiết và không đầy đủ. Có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ hơn về quyền lập pháp để đảm bảo vai trò của Quốc hội trong thực thi quyền. Ngoài ra, các đại biểu đã thảo luận về nhiều nội dung cụ thể quy định tại Chương V của dự thảo./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)