Sở Công Thương Hà Nội cho biết trong năm 2013, đơn vị sẽ tổ chức cho doanh nghiệp đưa 400 chuyến bán hàng Việt lưu động đến các xã khu vực vùng xa, miền núi, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội.
Trong đó, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là đơn vị đảm nhiệm chính với 176 chuyến bán hàng. Tiếp đó là các doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Co.op Hà Nội, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long…
Ngoài những chuyến bán hàng lưu động, các doanh nghiệp còn tổ chức những phiên chợ Việt phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014, với thời gian từ 2-5 ngày mỗi phiên.
Hàng hóa tham gia chương trình tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các nhóm hàng tham gia chương trình bình ổn giá, quần áo, giầy dép, đồ gia dụng, giấy vở học sinh.
Đây là những mặt hàng có nguồn gốc trong nước, xuất xứ rõ ràng, giá bán hợp lý và thực hiện các chương trình dịch vụ bán hàng, hậu mãi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội từng khu vực.
Sở Công Thương Hà Nội cũng chỉ đạo các doanh nghiệp niêm yết giá bán rõ ràng, bổ sung tem phụ theo quy định, xây dựng giá bán lẻ thấp hơn thị trường địa phương tối thiểu 3%.
Chương trình bán hàng Việt lưu động đến các huyện ngoại thành Hà Nội, các khu công nghiệp và chế xuất được tổ chức hàng năm, nhằm giúp người dân khu vực nông thôn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được chăm sóc và hưởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng có chất lượng, giá cả hợp lý.
Mặt khác, chương trình giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu mua sắm hàng hóa của nhân dân, người lao động, từ đó củng cố, phát triển hệ thống kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa hợp lý.
Chương trình bán hàng lưu động gắn với thực hiện chương trình bình ổn giá của thành phố và cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam./.
Trong đó, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là đơn vị đảm nhiệm chính với 176 chuyến bán hàng. Tiếp đó là các doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Co.op Hà Nội, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại quốc tế và dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long…
Ngoài những chuyến bán hàng lưu động, các doanh nghiệp còn tổ chức những phiên chợ Việt phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014, với thời gian từ 2-5 ngày mỗi phiên.
Hàng hóa tham gia chương trình tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các nhóm hàng tham gia chương trình bình ổn giá, quần áo, giầy dép, đồ gia dụng, giấy vở học sinh.
Đây là những mặt hàng có nguồn gốc trong nước, xuất xứ rõ ràng, giá bán hợp lý và thực hiện các chương trình dịch vụ bán hàng, hậu mãi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội từng khu vực.
Sở Công Thương Hà Nội cũng chỉ đạo các doanh nghiệp niêm yết giá bán rõ ràng, bổ sung tem phụ theo quy định, xây dựng giá bán lẻ thấp hơn thị trường địa phương tối thiểu 3%.
Chương trình bán hàng Việt lưu động đến các huyện ngoại thành Hà Nội, các khu công nghiệp và chế xuất được tổ chức hàng năm, nhằm giúp người dân khu vực nông thôn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được chăm sóc và hưởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng có chất lượng, giá cả hợp lý.
Mặt khác, chương trình giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu mua sắm hàng hóa của nhân dân, người lao động, từ đó củng cố, phát triển hệ thống kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa hợp lý.
Chương trình bán hàng lưu động gắn với thực hiện chương trình bình ổn giá của thành phố và cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)