Trước tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả gia tăng vào thời điểm cuối năm với những phương thức hoạt động tinh vi; lực lượng quản lý thị trường Hà Nội tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả tại những tụ điểm, tuyến đường nhạy cảm.
Trước mắt, cơ quan chức năng thành phố ngăn chặn buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu tại các cửa hàng kinh doanh lớn, các địa điểm tập kết chứa hàng lậu, kho tàng, bến bãi; các điểm lên xuống, nơi giao nhận hàng trên tất cả các tuyến hàng không, đường bộ, bưu điện, đường sắt, đường thuỷ và đặc biệt trên các tuyến giao thông bộ vận chuyển hàng hóa từ Lạng Sơn-Bắc Giang-Bắc Ninh, từ Quảng Ninh-Hải Phòng-Hải Dương-Hưng Yên, từ Cao Bằng-Lào Cai, từ Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh) vào Hà Nội.
Công tác kiểm tra tập trung vào các mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, không khuyến khích nhập khẩu, hàng nhập lậu, như pháo các loại, thuốc lá điếu, vải sợi may mặc, quần áo, rượu ngoại, điện tử điện lạnh, điện thoại di động, máy tính...
Công tác đấu tranh chống sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tập trung vào các cơ sở sản xuất, các trung tâm thương mại, bến xe, các làng nghề sản xuất bánh kẹo tại Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm; La Phù, Dương Liễu huyện Hoài Đức.
Lực lượng quản lý thị trường tiến hành kiểm tra nguyên liệu đưa vào sản xuất, một số loại độc tố, chất có hại trong thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng thiết yếu, kiểm tra vi phạm xuất xứ giả mạo hàng Việt Nam, hàng quá hạn sử dụng...
Trong thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường liên tục bắt giữ, xử lý các vụ vận chuyển hàng lậu với khối lượng lớn. Điển hình như vụ bắt 7 xe ôtô chở hàng lậu Trung Quốc cùng trên 100 bao hàng cỡ lớn tập kết tại phố Nguyễn Tư Giản, quận Hoàn Kiếm; vụ đột kích kho vải Trung Quốc rộng 700m2 ngay tại chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm); mới đây nhất là vụ bắt giữ trên 6 tấn quần áo Trung Quốc tại khu vực chợ Đồng Xuân...
Việc vận chuyển, kinh doanh hàng hàng lậu ngày càng có tính chất phức tạp đòi hỏi sự đấu tranh tích cực của các lực lượng chức năng./.
Trước mắt, cơ quan chức năng thành phố ngăn chặn buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu tại các cửa hàng kinh doanh lớn, các địa điểm tập kết chứa hàng lậu, kho tàng, bến bãi; các điểm lên xuống, nơi giao nhận hàng trên tất cả các tuyến hàng không, đường bộ, bưu điện, đường sắt, đường thuỷ và đặc biệt trên các tuyến giao thông bộ vận chuyển hàng hóa từ Lạng Sơn-Bắc Giang-Bắc Ninh, từ Quảng Ninh-Hải Phòng-Hải Dương-Hưng Yên, từ Cao Bằng-Lào Cai, từ Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh) vào Hà Nội.
Công tác kiểm tra tập trung vào các mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, không khuyến khích nhập khẩu, hàng nhập lậu, như pháo các loại, thuốc lá điếu, vải sợi may mặc, quần áo, rượu ngoại, điện tử điện lạnh, điện thoại di động, máy tính...
Công tác đấu tranh chống sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tập trung vào các cơ sở sản xuất, các trung tâm thương mại, bến xe, các làng nghề sản xuất bánh kẹo tại Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm; La Phù, Dương Liễu huyện Hoài Đức.
Lực lượng quản lý thị trường tiến hành kiểm tra nguyên liệu đưa vào sản xuất, một số loại độc tố, chất có hại trong thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng thiết yếu, kiểm tra vi phạm xuất xứ giả mạo hàng Việt Nam, hàng quá hạn sử dụng...
Trong thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường liên tục bắt giữ, xử lý các vụ vận chuyển hàng lậu với khối lượng lớn. Điển hình như vụ bắt 7 xe ôtô chở hàng lậu Trung Quốc cùng trên 100 bao hàng cỡ lớn tập kết tại phố Nguyễn Tư Giản, quận Hoàn Kiếm; vụ đột kích kho vải Trung Quốc rộng 700m2 ngay tại chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm); mới đây nhất là vụ bắt giữ trên 6 tấn quần áo Trung Quốc tại khu vực chợ Đồng Xuân...
Việc vận chuyển, kinh doanh hàng hàng lậu ngày càng có tính chất phức tạp đòi hỏi sự đấu tranh tích cực của các lực lượng chức năng./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)