Ngày 10/2, Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công với Cách mạng do Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét xây dựng khung hỗ trợ cho các đối tượng người có công riêng cho địa bàn thành Hà Nội, bởi Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên có những đặc thù riêng cũng như số lượng người có công khá lớn.
Phó Chủ tịch khẳng định: Hà Nội sẽ tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chính sách đối với người có công, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công, góp phần ổn định phát triển bền vững kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hiện tại, số người có công được quản lý trên địa bàn Hà Nội lên tới gần 800.000 đối tượng, chiếm 12,5% dân số thành phố; trong đó đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng là 96.741 đối tượng. Năm nay, Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ công tác điều dưỡng luân phiên đối với người có công từ 5 năm/lần xuống 2 năm/lần. Đồng thời, tăng mức phụng dưỡng đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng từ 400.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng.
Riêng trong năm nay, Hà Nội dự kiến kinh phí dành cho thực hiện chính sách người có công là hơn 177 tỷ đồng; trong đó chi thực hiện, điều dưỡng luân phiên 2 năm/lần là 24,820 tỷ đồng; chi quà các ngày lễ tết cho các đối tượng người có công là 152,418 tỷ đồng.
Đến nay, Hà Nội cũng đã cơ bản hoàn thành việc giải quyết các chính sách tồn đọng sau chiến tranh, đảm bảo hầu hết người có công đều được công nhận và hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, bao gồm chi trả trợ cấp đối với thanh niên xung phong 1 lần cho 3.140 người và hàng tháng cho 159 người, trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân và công an nhân dân xuất ngũ lần lượt là 1.190 người và 93 người, giải quyết cấp bảo hiểm y tế cho 15.040 người…
Tại buổi làm việc, bà Trương Thị Mai, Trưởng đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đánh giá cao việc thực hiện nghiêm túc của thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công với Cách mạng.
Ngoài chính sách chung của Nhà nước, Hà Nội cũng đã ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ người có công; quyết định giải quyết các thủ tục hành chính trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; xây dựng kế hoạch phù hợp với địa phương giúp người có công và gia đình giảm bớt khó khăn về vật chất lẫn tinh thần.
Đoàn giám sát đề nghị thành phố Hà Nội quan tâm hơn nữa đến đời sống của các gia đình người có công, tạo việc làm cho con em người có công, tạo điều kiện cho các gia đình người có công thoát nghèo. Đồng thời, tiếp tục quan tâm đến đội ngũ cán bộ chuyên trách, bổ sung thêm cán bộ hợp đồng nếu cần, song song với đó là liên tục tập huấn cho đội ngũ cán bộ về các các chính sách và chế độ cho người có công…
Bà Trương Thị Mai cũng khẳng định sẽ ghi nhận những kiến nghị của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và báo cáo để Quốc hội quan tâm giải quyết, điều chỉnh theo hướng hiệu quả nhất./.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét xây dựng khung hỗ trợ cho các đối tượng người có công riêng cho địa bàn thành Hà Nội, bởi Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên có những đặc thù riêng cũng như số lượng người có công khá lớn.
Phó Chủ tịch khẳng định: Hà Nội sẽ tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chính sách đối với người có công, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công, góp phần ổn định phát triển bền vững kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hiện tại, số người có công được quản lý trên địa bàn Hà Nội lên tới gần 800.000 đối tượng, chiếm 12,5% dân số thành phố; trong đó đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng là 96.741 đối tượng. Năm nay, Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ công tác điều dưỡng luân phiên đối với người có công từ 5 năm/lần xuống 2 năm/lần. Đồng thời, tăng mức phụng dưỡng đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng từ 400.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng.
Riêng trong năm nay, Hà Nội dự kiến kinh phí dành cho thực hiện chính sách người có công là hơn 177 tỷ đồng; trong đó chi thực hiện, điều dưỡng luân phiên 2 năm/lần là 24,820 tỷ đồng; chi quà các ngày lễ tết cho các đối tượng người có công là 152,418 tỷ đồng.
Đến nay, Hà Nội cũng đã cơ bản hoàn thành việc giải quyết các chính sách tồn đọng sau chiến tranh, đảm bảo hầu hết người có công đều được công nhận và hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, bao gồm chi trả trợ cấp đối với thanh niên xung phong 1 lần cho 3.140 người và hàng tháng cho 159 người, trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân và công an nhân dân xuất ngũ lần lượt là 1.190 người và 93 người, giải quyết cấp bảo hiểm y tế cho 15.040 người…
Tại buổi làm việc, bà Trương Thị Mai, Trưởng đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đánh giá cao việc thực hiện nghiêm túc của thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công với Cách mạng.
Ngoài chính sách chung của Nhà nước, Hà Nội cũng đã ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ người có công; quyết định giải quyết các thủ tục hành chính trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; xây dựng kế hoạch phù hợp với địa phương giúp người có công và gia đình giảm bớt khó khăn về vật chất lẫn tinh thần.
Đoàn giám sát đề nghị thành phố Hà Nội quan tâm hơn nữa đến đời sống của các gia đình người có công, tạo việc làm cho con em người có công, tạo điều kiện cho các gia đình người có công thoát nghèo. Đồng thời, tiếp tục quan tâm đến đội ngũ cán bộ chuyên trách, bổ sung thêm cán bộ hợp đồng nếu cần, song song với đó là liên tục tập huấn cho đội ngũ cán bộ về các các chính sách và chế độ cho người có công…
Bà Trương Thị Mai cũng khẳng định sẽ ghi nhận những kiến nghị của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và báo cáo để Quốc hội quan tâm giải quyết, điều chỉnh theo hướng hiệu quả nhất./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)