Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong nhưng hiện các trạm y tế xã, phường ở Hà Nội chưa thu hút được bệnh nhân đến khám chữa bệnh.
Kết quả khảo sát cho thấy, hiện các trạm y tế xã đạt được chỉ tiêu tối đa là khám 0,6 lượt/người/năm phần lớn đều do có các đợt chiến dịch khám sức khỏe cho người cao tuổi, khám cho các đối tượng chính sách; còn ở trạm y tế phường chỉ đạt trên 0,1 lượt/người/năm.
Vẫn còn tình trạng cán bộ y tế chưa nắm vững các phác đồ điều trị cho trẻ em, kê đơn thuốc còn sai danh pháp, lạm dụng thuốc kháng sinh... Khi bị ốm, người dân thường lên thẳng tuyến trên, đặc biệt là ở các phường nội thành.
Kể cả bệnh nhân bảo hiểm y tế cũng không mấy mặn mà với trạm y tế xã vì thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị và hạn chế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy, nhiều trạm y tế chỉ khám trung bình khoảng 10 bệnh nhân mỗi ngày.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các trạm y tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng nguồn nhân lực. 97,6% trạm y tế phường, xã, thị trấn đã đạt chuẩn quốc gia về y tế nhưng cơ sở vật chất lại đã xuống cấp do hầu hết các trạm đều xây dựng từ những năm 89-90, tu sửa lại để đạt chuẩn.
Hiện toàn thành phố có 303 trạm y tế đang cần được đầu tư sửa chữa hoặc xây mới. Một số trạm y tế, nhất là khu vực nội thành như quận Hoàn Kiếm, Đống Đa diện tích quá hẹp, chưa được 50m2 trong khi tiêu chí về chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y tế đưa ra là diện tích đất tối thiểu cho 1 trạm y tế ở nội thị là 60m2 và diện tích xây dựng và sử dụng khối nhà chính phải từ 150m2 trở lên.
Trang thiết bị y tế mặc dù được đầu tư khá đầy đủ từ các nguồn kinh phí khác nhau, trong đó riêng thành phố đầu tư hơn 600 tỷ đồng để trang bị máy siêu âm, điện tim, xét nghiệm nhưng đến nay nhiều thiết bị đã cũ, lạc hậu, hoặc hỏng do cán bộ không biết sử dụng. Hoặc có trạm nhiều trang thiết bị y tế nhưng lại thiếu theo danh mục quy định của Bộ Y tế; nơi có trang thiết bị lại không có bác sỹ và nơi có bác sỹ thì lại không có trang thiết bị y tế phù hợp.
Nguồn nhân lực y tế cho các trạm thường xuyên được bổ sung nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Toàn thành phố còn thiếu 91 bác sỹ và 499 dược sỹ cho các trạm y tế, trong số bác sỹ hiện có tại trạm y tế mới có 52/486 bác sỹ có trình độ chuyên khoa I (chiếm 10,7%).
Một số trạm y tế vẫn còn cán bộ sơ cấp dược (27,1%) và điều dưỡng sơ học (4,81%). Tuyến y tế cơ sở chưa thu hút được cán bộ y tế có chuyên môn cao về công tác; bác sỹ công tác tại trạm y tế lại thiếu cơ hội để được sử dụng kiến thức và trình độ chuyên môn nên dẫn đến nản lòng với công việc. Mặt khác, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công việc được giao là một phần cản trở việc bác sĩ về trạm y tế làm việc.
Ngoài ra, do thiếu người lại đảm nhiệm quá nhiều chương trình y tế được triển khai trên địa bàn nên cán bộ trạm y tế không còn thời gian đảm nhận khám chữa bệnh cho người dân. Việc bố trí cán bộ trực như hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng được các trường hợp bệnh nhẹ và dễ điều trị như ho, cảm cúm… mà những bệnh này người dân vẫn thường ra hiệu thuốc mua thuốc về tự điều trị./.
Kết quả khảo sát cho thấy, hiện các trạm y tế xã đạt được chỉ tiêu tối đa là khám 0,6 lượt/người/năm phần lớn đều do có các đợt chiến dịch khám sức khỏe cho người cao tuổi, khám cho các đối tượng chính sách; còn ở trạm y tế phường chỉ đạt trên 0,1 lượt/người/năm.
Vẫn còn tình trạng cán bộ y tế chưa nắm vững các phác đồ điều trị cho trẻ em, kê đơn thuốc còn sai danh pháp, lạm dụng thuốc kháng sinh... Khi bị ốm, người dân thường lên thẳng tuyến trên, đặc biệt là ở các phường nội thành.
Kể cả bệnh nhân bảo hiểm y tế cũng không mấy mặn mà với trạm y tế xã vì thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị và hạn chế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy, nhiều trạm y tế chỉ khám trung bình khoảng 10 bệnh nhân mỗi ngày.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các trạm y tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng nguồn nhân lực. 97,6% trạm y tế phường, xã, thị trấn đã đạt chuẩn quốc gia về y tế nhưng cơ sở vật chất lại đã xuống cấp do hầu hết các trạm đều xây dựng từ những năm 89-90, tu sửa lại để đạt chuẩn.
Hiện toàn thành phố có 303 trạm y tế đang cần được đầu tư sửa chữa hoặc xây mới. Một số trạm y tế, nhất là khu vực nội thành như quận Hoàn Kiếm, Đống Đa diện tích quá hẹp, chưa được 50m2 trong khi tiêu chí về chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y tế đưa ra là diện tích đất tối thiểu cho 1 trạm y tế ở nội thị là 60m2 và diện tích xây dựng và sử dụng khối nhà chính phải từ 150m2 trở lên.
Trang thiết bị y tế mặc dù được đầu tư khá đầy đủ từ các nguồn kinh phí khác nhau, trong đó riêng thành phố đầu tư hơn 600 tỷ đồng để trang bị máy siêu âm, điện tim, xét nghiệm nhưng đến nay nhiều thiết bị đã cũ, lạc hậu, hoặc hỏng do cán bộ không biết sử dụng. Hoặc có trạm nhiều trang thiết bị y tế nhưng lại thiếu theo danh mục quy định của Bộ Y tế; nơi có trang thiết bị lại không có bác sỹ và nơi có bác sỹ thì lại không có trang thiết bị y tế phù hợp.
Nguồn nhân lực y tế cho các trạm thường xuyên được bổ sung nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Toàn thành phố còn thiếu 91 bác sỹ và 499 dược sỹ cho các trạm y tế, trong số bác sỹ hiện có tại trạm y tế mới có 52/486 bác sỹ có trình độ chuyên khoa I (chiếm 10,7%).
Một số trạm y tế vẫn còn cán bộ sơ cấp dược (27,1%) và điều dưỡng sơ học (4,81%). Tuyến y tế cơ sở chưa thu hút được cán bộ y tế có chuyên môn cao về công tác; bác sỹ công tác tại trạm y tế lại thiếu cơ hội để được sử dụng kiến thức và trình độ chuyên môn nên dẫn đến nản lòng với công việc. Mặt khác, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công việc được giao là một phần cản trở việc bác sĩ về trạm y tế làm việc.
Ngoài ra, do thiếu người lại đảm nhiệm quá nhiều chương trình y tế được triển khai trên địa bàn nên cán bộ trạm y tế không còn thời gian đảm nhận khám chữa bệnh cho người dân. Việc bố trí cán bộ trực như hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng được các trường hợp bệnh nhẹ và dễ điều trị như ho, cảm cúm… mà những bệnh này người dân vẫn thường ra hiệu thuốc mua thuốc về tự điều trị./.
Tuyết Mai (TTXVN)