Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang chỉ đạo các địa phương tập trung quyết liệt cho công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ 10 dự án giao thông trọng điểm, tránh những chi phí phát sinh do chậm giải phóng mặt bằng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Tài chính sớm dự thảo văn bản giao cho các quận, huyện chủ động đề xuất mức giá bồi thường trình thành phố phê duyệt; trong đó có xem xét hệ số K (hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chúng nhận sử dụng đất lần đầu) phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Các phương án đã phê duyệt sẽ không thay đổi để bảo đảm công bằng, không để người đi sau có lợi hơn những người đã chấp hành trước. Khi các vướng mắc đã được tháo gỡ, nếu người dân vẫn cố tình chây ỳ, chống đối, thành phố cương quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Chủ tịch cũng yêu cầu các sở ngành, quận, huyện liên quan khẩn trương lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, công khai với dân và kịp thời bố trí đủ kinh phí để chi trả. Đồng thời, các chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư để bàn giao cho người dân.
Nguyên nhân chậm trễ trong giải phóng mặt bằng của 10 dự án giao thông trọng điểm được cho là do cơ chế, chính sách, đặc biệt việc xác định đơn giá đền bù còn chưa rõ ràng. Cách hiểu về việc bố trí tạm cư cho người dân giữa các sở ngành và quận huyện còn chưa thống nhất. Khâu chỉ đạo, điều hành còn chưa quyết liệt ở tất cả các cấp. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bên chưa thường xuyên, chặt chẽ.
Chẳng hạn, dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn 2 đầu cầu lẽ ra phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng 5/2013 nhưng nay vẫn đang vướng 1,59ha đất trên địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) do 111/138 hộ dân kiến nghị về giá bồi thường, không cho các tổ công tác vào khảo sát, đo đạc.
Hay dự án đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng vào tháng 6/2013 nhưng đến nay, trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn còn 347 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng.
Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới Hà Nội-Thái Nguyên cũng phải xong giải phóng mặt bằng trong tháng 5/2013 nhưng đến nay mới chỉ bàn giao được phần mặt bằng thuộc huyện Đông Anh.
Phần mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Lâm và Sóc Sơn, người dân vẫn đang kiến nghị nâng giá đền bù, việc xác định giá đất ở làm căn cứ bồi thường cũng gặp khó khăn./.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Tài chính sớm dự thảo văn bản giao cho các quận, huyện chủ động đề xuất mức giá bồi thường trình thành phố phê duyệt; trong đó có xem xét hệ số K (hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chúng nhận sử dụng đất lần đầu) phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Các phương án đã phê duyệt sẽ không thay đổi để bảo đảm công bằng, không để người đi sau có lợi hơn những người đã chấp hành trước. Khi các vướng mắc đã được tháo gỡ, nếu người dân vẫn cố tình chây ỳ, chống đối, thành phố cương quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Chủ tịch cũng yêu cầu các sở ngành, quận, huyện liên quan khẩn trương lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, công khai với dân và kịp thời bố trí đủ kinh phí để chi trả. Đồng thời, các chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư để bàn giao cho người dân.
Nguyên nhân chậm trễ trong giải phóng mặt bằng của 10 dự án giao thông trọng điểm được cho là do cơ chế, chính sách, đặc biệt việc xác định đơn giá đền bù còn chưa rõ ràng. Cách hiểu về việc bố trí tạm cư cho người dân giữa các sở ngành và quận huyện còn chưa thống nhất. Khâu chỉ đạo, điều hành còn chưa quyết liệt ở tất cả các cấp. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bên chưa thường xuyên, chặt chẽ.
Chẳng hạn, dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn 2 đầu cầu lẽ ra phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng 5/2013 nhưng nay vẫn đang vướng 1,59ha đất trên địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) do 111/138 hộ dân kiến nghị về giá bồi thường, không cho các tổ công tác vào khảo sát, đo đạc.
Hay dự án đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng vào tháng 6/2013 nhưng đến nay, trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn còn 347 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng.
Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới Hà Nội-Thái Nguyên cũng phải xong giải phóng mặt bằng trong tháng 5/2013 nhưng đến nay mới chỉ bàn giao được phần mặt bằng thuộc huyện Đông Anh.
Phần mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Lâm và Sóc Sơn, người dân vẫn đang kiến nghị nâng giá đền bù, việc xác định giá đất ở làm căn cứ bồi thường cũng gặp khó khăn./.
Tuyết Mai (TTXVN)