Theo Sở Công Thương Hà Nội, hàng dự trữ phục vụ chương trình bình ổn giá năm 2011 từ nguồn vốn tạm ứng của thành phố đáp ứng được 10% so với nhu cầu tổng mức các nhóm mặt hàng tương ứng trong một tháng.
Từ nguồn vốn 475 tỷ đồng cho các doanh nghiệp tạm ứng dự trữ hàng bình ổn, thành phố phân bổ số lượng các mặt hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và tình hình thị trường. Bao gồm 6.400 tấn gạo tẻ thường (giá trung bình 13.000 đồng/kg), thịt lợn 1.350 tấn (giá 70.000/kg), thịt gà, vịt 500 tấn (85.000 đồng/kg), trứng gà, vịt 8 triệu quả (2.500 đồng/quả), thủy hải sản 800 tấn (74.000 đồng/kg), thực phẩm chế biến 1.280 tấn (75.000 đồng/kg), dầu ăn 800.000 lít (37.000 đồng/kg), đường RE 250 tấn (22.000 đồng/kg), rau củ 2.500 tấn (14.000 đồng/kg), giấy vở viết học sinh 1,35 triệu tập (7.000 đồng/tập).
Đây là các mặt hàng có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Hà Nội, có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả nhưng thành phố khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp từ các nguồn vốn khác nhau chủ động tăng mức dự trữ lượng hàng trên tối thiểu thêm 10%, đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng mức tiêu thụ của thành phố. Hàng hóa trên đảm bảo có giá thấp hơn giá thị trường tối thiểu 10% khi có biến động bất thường về giá.
Thời gian ứng vốn từ tháng 5/2011 đến hết tháng 4/2012; riêng mặt hàng giấy vở học sinh, thời gian bình ổn từ tháng 6/2011 đến hết tháng 10/2011. Ngoài các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá được tạm ứng vốn, thành phố khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tham gia chương trình bình ổn giá nhưng không tạm ứng vốn để mở rộng thị trường bình ổn giá. Các doanh nghiệp này phải chấp hành các quy định về đăng ký giá, treo biển nhận diện hàng bình ổn giá như các doanh nghiệp được tạm ứng vốn của thành phố./.
Từ nguồn vốn 475 tỷ đồng cho các doanh nghiệp tạm ứng dự trữ hàng bình ổn, thành phố phân bổ số lượng các mặt hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và tình hình thị trường. Bao gồm 6.400 tấn gạo tẻ thường (giá trung bình 13.000 đồng/kg), thịt lợn 1.350 tấn (giá 70.000/kg), thịt gà, vịt 500 tấn (85.000 đồng/kg), trứng gà, vịt 8 triệu quả (2.500 đồng/quả), thủy hải sản 800 tấn (74.000 đồng/kg), thực phẩm chế biến 1.280 tấn (75.000 đồng/kg), dầu ăn 800.000 lít (37.000 đồng/kg), đường RE 250 tấn (22.000 đồng/kg), rau củ 2.500 tấn (14.000 đồng/kg), giấy vở viết học sinh 1,35 triệu tập (7.000 đồng/tập).
Đây là các mặt hàng có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Hà Nội, có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả nhưng thành phố khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp từ các nguồn vốn khác nhau chủ động tăng mức dự trữ lượng hàng trên tối thiểu thêm 10%, đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng mức tiêu thụ của thành phố. Hàng hóa trên đảm bảo có giá thấp hơn giá thị trường tối thiểu 10% khi có biến động bất thường về giá.
Thời gian ứng vốn từ tháng 5/2011 đến hết tháng 4/2012; riêng mặt hàng giấy vở học sinh, thời gian bình ổn từ tháng 6/2011 đến hết tháng 10/2011. Ngoài các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá được tạm ứng vốn, thành phố khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tham gia chương trình bình ổn giá nhưng không tạm ứng vốn để mở rộng thị trường bình ổn giá. Các doanh nghiệp này phải chấp hành các quy định về đăng ký giá, treo biển nhận diện hàng bình ổn giá như các doanh nghiệp được tạm ứng vốn của thành phố./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)