Thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính Phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (ONMT) nghiêm trọng, đến nay, Hà Nội đã hoàn thành 24 cơ sở, còn lại 1 cơ sở đang tiến hành các biện pháp xử lý triệt để.
Thành phố cũng chỉ đạo rà soát, thống kê và lập danh mục 422 cơ sở sản xuất thuộc 17 ngành nghề có nguy cơ gây ONMT nghiêm trọng, trong đó 122 cơ sở đã được Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu di dời ra khỏi khu vực nội thành.
Đến nay, 22 cơ sở đã di dời xong, một số cơ sở cũng đang tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm xử lý triệt để ONMT.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, để làm tốt công tác xử lý ONMT tại các cơ sở phát sinh ô nhiễm, ngoài việc tiến hành thanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng như trách nhiệm của các cơ sở, doanh nghiệp.
Theo đó, thành phố thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mời các cơ sở cùng phân tích thực trạng và tìm các biện pháp xử lý ONMT. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã chủ động bố trí kinh phí thực hiện các giải pháp khắc phục, xử lý ONMT với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng…
Trên cơ sở kinh nghiệm triển khai các giải pháp xử lý triệt để ONMT trong thời gian qua, thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường tuyên truyền sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt cần đưa vào nội dung học tập tại các trường phổ thông để Luật thực sự đi vào cuộc sống.
Bộ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ nghiên cứu và giới thiệu các công nghệ tiên tiến về xử lý ONMT để các địa phương áp dụng. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người lao động tại các cơ sở bị đình chỉ hoặc đóng cửa do ONMT…/.
Thành phố cũng chỉ đạo rà soát, thống kê và lập danh mục 422 cơ sở sản xuất thuộc 17 ngành nghề có nguy cơ gây ONMT nghiêm trọng, trong đó 122 cơ sở đã được Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu di dời ra khỏi khu vực nội thành.
Đến nay, 22 cơ sở đã di dời xong, một số cơ sở cũng đang tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm xử lý triệt để ONMT.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, để làm tốt công tác xử lý ONMT tại các cơ sở phát sinh ô nhiễm, ngoài việc tiến hành thanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng như trách nhiệm của các cơ sở, doanh nghiệp.
Theo đó, thành phố thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mời các cơ sở cùng phân tích thực trạng và tìm các biện pháp xử lý ONMT. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã chủ động bố trí kinh phí thực hiện các giải pháp khắc phục, xử lý ONMT với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng…
Trên cơ sở kinh nghiệm triển khai các giải pháp xử lý triệt để ONMT trong thời gian qua, thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường tuyên truyền sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt cần đưa vào nội dung học tập tại các trường phổ thông để Luật thực sự đi vào cuộc sống.
Bộ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ nghiên cứu và giới thiệu các công nghệ tiên tiến về xử lý ONMT để các địa phương áp dụng. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người lao động tại các cơ sở bị đình chỉ hoặc đóng cửa do ONMT…/.
(TTXVN/Vietnam+)