Chiều 23/3, Thành ủy Hà Nội đã tổ sơ kết một năm thực hiện luân chuyển cán bộ.
Thành ủy đã điều động, luân chuyển 57 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý về công tác tại 29 quận, huyện; sáu cơ quan thuộc thành phố và Trung ương, trong đó có bảy cán bộ là Thành ủy viên, 14 người là trưởng, phó các Ban Đảng Thành ủy; 25 giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành...
Công tác luân chuyển, điều động cán bộ ở Hà Nội đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ đột phá của thành phố về công tác cán bộ, được Trung ương đánh giá cao, tạo dư luận tốt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ban Tổ chức Thành ủy đã làm tốt công tác rà soát, đánh giá cán bộ, việc luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ cơ bản phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện công tác.
Đặc biệt, quy trình công tác luân chuyển, điều động được chỉ đạo, thực hiện một cách khoa học, công khai, dân chủ, bảo đảm đúng nguyên tắc, chú ý xem xét yếu tố đặc thù của địa phương, sở trường cán bộ để phân công, điều động, quá trình thực hiện tạo được sự đồng tình, trôi chảy, cán bộ phát huy được năng lực của mình và trưởng thành trong cương vị mới.
Tuy nhiên, Phó Bí thư Thành ủy Tưởng Phi Chiến cũng thừa nhận, trong quá trình tổ chức thực hiện việc luân chuyển, điều động, tính gương mẫu, tự nguyện của một số cán bộ chưa cao, còn tư tưởng ngại khó khăn.
Sau khi luân chuyển, điều động cá biệt có đơn vị có biểu hiện thiếu đoàn kết, thống nhất, dẫn tới hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo chưa cao... Đội ngũ cán bộ được luân chuyển, điều động hầu hết chưa trải qua công tác thực tiễn ở cơ sở, còn thiếu kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhiệm vụ cụ thể như xây dựng Đảng, chính quyền...
Khắc phục những hạn chế này, Thành ủy Hà Nội sẽ tiếp tục theo dõi, giúp đỡ từng cán bộ để vững tâm gắn bó, công tác tại cơ sở. Về lâu dài, thành phố sẽ gắn luân chuyển với quy hoạch lâu dài nơi đi và nơi đến, nếu cán bộ nào phát huy tốt ở cơ sở sẽ được luân chuyển cương vị cao hơn.
Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các cấp ủy Đảng cần tiếp tục quan tâm, nắm tình hình, động viên kịp thời cán bộ luân chuyển; đồng thời bảo đảm cơ chế, điều kiện và thực hiện đúng chế độ, chính sách để cán bộ được luân chuyển, điều động phát huy khả năng, từng bước trưởng thành trong thực tiễn công tác.
Từng địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác luân chuyển, điều động cán bộ để qua đó đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ phục vụ việc kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.
Đồng thời, công tác luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tính kế thừa, ổn định chất lượng, trước mắt là phục vụ nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XV Đảng bộ thành phố./.
Thành ủy đã điều động, luân chuyển 57 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý về công tác tại 29 quận, huyện; sáu cơ quan thuộc thành phố và Trung ương, trong đó có bảy cán bộ là Thành ủy viên, 14 người là trưởng, phó các Ban Đảng Thành ủy; 25 giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành...
Công tác luân chuyển, điều động cán bộ ở Hà Nội đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ đột phá của thành phố về công tác cán bộ, được Trung ương đánh giá cao, tạo dư luận tốt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ban Tổ chức Thành ủy đã làm tốt công tác rà soát, đánh giá cán bộ, việc luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ cơ bản phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện công tác.
Đặc biệt, quy trình công tác luân chuyển, điều động được chỉ đạo, thực hiện một cách khoa học, công khai, dân chủ, bảo đảm đúng nguyên tắc, chú ý xem xét yếu tố đặc thù của địa phương, sở trường cán bộ để phân công, điều động, quá trình thực hiện tạo được sự đồng tình, trôi chảy, cán bộ phát huy được năng lực của mình và trưởng thành trong cương vị mới.
Tuy nhiên, Phó Bí thư Thành ủy Tưởng Phi Chiến cũng thừa nhận, trong quá trình tổ chức thực hiện việc luân chuyển, điều động, tính gương mẫu, tự nguyện của một số cán bộ chưa cao, còn tư tưởng ngại khó khăn.
Sau khi luân chuyển, điều động cá biệt có đơn vị có biểu hiện thiếu đoàn kết, thống nhất, dẫn tới hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo chưa cao... Đội ngũ cán bộ được luân chuyển, điều động hầu hết chưa trải qua công tác thực tiễn ở cơ sở, còn thiếu kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhiệm vụ cụ thể như xây dựng Đảng, chính quyền...
Khắc phục những hạn chế này, Thành ủy Hà Nội sẽ tiếp tục theo dõi, giúp đỡ từng cán bộ để vững tâm gắn bó, công tác tại cơ sở. Về lâu dài, thành phố sẽ gắn luân chuyển với quy hoạch lâu dài nơi đi và nơi đến, nếu cán bộ nào phát huy tốt ở cơ sở sẽ được luân chuyển cương vị cao hơn.
Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các cấp ủy Đảng cần tiếp tục quan tâm, nắm tình hình, động viên kịp thời cán bộ luân chuyển; đồng thời bảo đảm cơ chế, điều kiện và thực hiện đúng chế độ, chính sách để cán bộ được luân chuyển, điều động phát huy khả năng, từng bước trưởng thành trong thực tiễn công tác.
Từng địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác luân chuyển, điều động cán bộ để qua đó đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ phục vụ việc kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.
Đồng thời, công tác luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tính kế thừa, ổn định chất lượng, trước mắt là phục vụ nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XV Đảng bộ thành phố./.
Thanh Bình (Vietnam+)