Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, Hà Nội tập trung xây dựng đồng bộ sáu làng nghề truyền thống kết hợp du lịch nhằm khai thác lợi thế văn hóa, nhân văn, kinh tế của các làng nghề, thu hút khách trong và ngoài nước tới tìm hiểu, tham quan, mua sắm.
Được lựa chọn từ 244 làng nghề truyền thống của Hà Nội, sáu làng nghề có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch gồm mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), gốm sứ Bát Tràng-Kim Lan (huyện Gia Lâm), dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), sơn khảm Ngọ Hạ (huyện Phú Xuyên), điêu khắc Dư Dự (huyện Thanh Oai).
Công tác xây dựng tập trung vào việc bảo tồn nhà truyền thống, nhà cổ, cải tạo, sắp xếp lại sản xuất của các hộ gia đình; xây dựng, mở rộng, cải tạo các tuyến đường giao thông; xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường; xây dựng, cải tạo hệ thống điện; tu bổ các công trình di tích lịch sử-văn hóa, công trình công cộng; xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, khu sản xuất tập trung, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh…
Trong quá trình triển khai xây dựng, tại các làng nghề này sẽ phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay để du khách giao lưu, tìm hiểu cuộc sống người dân địa phương; khôi phục phát triển lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống ở các làng nghề. Người dân trong làng nghề du lịch sẽ được đào tạo nghiệp vụ để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.
Trước mắt, thành phố Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng tại làng nghề mây tre đan Phú Vinh để làm điểm, từ đó nhân rộng các làng nghề khác.
Ngoài việc xây dựng, phát triển sáu làng nghề truyền thống kết hợp du lịch, trong thời gian này, thành phố Hà Nội cũng triển khai công tác xây dựng đề án quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp du lịch cho 14 làng nghề truyền thống. Với sự đầu tư chiều sâu này, thành phố hy vọng đón từ 300.000-500.000 lượt khách quốc tế và từ 2-3 triệu lượt khách nội địa tới tham quan, tìm hiểu các làng nghề./.
Được lựa chọn từ 244 làng nghề truyền thống của Hà Nội, sáu làng nghề có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch gồm mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), gốm sứ Bát Tràng-Kim Lan (huyện Gia Lâm), dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), sơn khảm Ngọ Hạ (huyện Phú Xuyên), điêu khắc Dư Dự (huyện Thanh Oai).
Công tác xây dựng tập trung vào việc bảo tồn nhà truyền thống, nhà cổ, cải tạo, sắp xếp lại sản xuất của các hộ gia đình; xây dựng, mở rộng, cải tạo các tuyến đường giao thông; xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường; xây dựng, cải tạo hệ thống điện; tu bổ các công trình di tích lịch sử-văn hóa, công trình công cộng; xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, khu sản xuất tập trung, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh…
Trong quá trình triển khai xây dựng, tại các làng nghề này sẽ phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay để du khách giao lưu, tìm hiểu cuộc sống người dân địa phương; khôi phục phát triển lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống ở các làng nghề. Người dân trong làng nghề du lịch sẽ được đào tạo nghiệp vụ để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.
Trước mắt, thành phố Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng tại làng nghề mây tre đan Phú Vinh để làm điểm, từ đó nhân rộng các làng nghề khác.
Ngoài việc xây dựng, phát triển sáu làng nghề truyền thống kết hợp du lịch, trong thời gian này, thành phố Hà Nội cũng triển khai công tác xây dựng đề án quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp du lịch cho 14 làng nghề truyền thống. Với sự đầu tư chiều sâu này, thành phố hy vọng đón từ 300.000-500.000 lượt khách quốc tế và từ 2-3 triệu lượt khách nội địa tới tham quan, tìm hiểu các làng nghề./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)