Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Vương Trí Dũng, từ ngày 9/3, các đội quản lý thị trường Hà Nội ra quân triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố, chú trọng vào 14 mặt hàng thiết yếu.
Ngay ngày đầu ra quân, các đội đã nhắc nhở, xử lý nhiều trường hợp chưa niêm yết giá, bán hàng không rõ xuất xứ, hàng kém chất lượng.
Các nhà quản lý thương mại hy vọng, với sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành thành phố, sự đồng thuận của các doanh nghiệp, thời gian tới thị trường hàng hóa ở Thủ đô sẽ không có đột biến, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Trước tình hình các mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng, nước tăng giá, các cơ quan quản lý thương mại và người dân đều tiên đoán có thể dẫn tới nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ tăng giá theo kiểu phản ứng dây chuyền.
Tuy nhiên, đến thời điểm này nhóm hàng lương thực, thực phẩm, rau xanh có xu hướng ổn định, chỉ có các mặt hàng tiêu dùng khác đang được các nhà cung cấp đưa ra nhiều lý do để tăng giá.
Hiện, các cơ quan quản lý thương mại Hà Nội cũng như các doanh nghiệp đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp góp phần bình ổn giá cả thị trường.
Trong đợt Tết vừa qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tạm ứng 250 tỷ đồng cho 13 doanh nghiệp thương mại vay với lãi suất 0% trong thời gian 5 tháng để dự trữ 9 mặt hàng thiết yếu, góp phần bình ổn giá thị trường.
Các doanh nghiệp cam kết giảm giá các mặt hàng dự trữ từ 3-5% so với thị trường, triển khai bán hàng tại 109 điểm kinh doanh. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp được vay vốn vẫn đảm bảo giá bán 9 mặt hàng thiết yếu thấp hơn so với thị trường; giá các mặt hàng đang kinh doanh tại siêu thị giữ bình ổn.
Ông Trần Mạnh Cảnh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho biết, từ Tết đến nay, hệ thống siêu thị Hapro vẫn giữ nguyên giá bán như trước, ngay cả những mặt hàng dễ biến động ngoài thị trường như thực phẩm tươi sống, rau xanh, tại siêu thị vẫn bình ổn.
Hiện tại, tổng công ty chưa có chủ trương tăng giá mặc dù các nhà cung cấp bắt đầu đưa ra yêu cầu tăng giá đầu vào. Thời gian tới, bộ phận thu mua của tổng công ty sẽ kiểm tra, đánh giá lại những yêu cầu tăng giá; nếu không phù hợp sẽ bị loại bỏ vì việc bình ổn giá hiện nay là rất cần thiết, khi chấp thuận tăng giá không hợp lý tất yếu các mặt hàng khác cũng tăng theo.
Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long cũng khẳng định, Big C hiện chưa điều chỉnh giá bán vì đang trong giai đoạn cam kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp bình ổn giá giá trước và sau Tết 1 tháng.
Khi điện, xăng và nước lên giá, chúng tôi cũng lo các nhà cung cấp yêu cầu tăng giá nhưng thực tế, theo tính toán, giá điện tăng mạnh nhất cũng chỉ làm tăng giá thành sản phẩm lên 0,7%. Vì vậy, Big C sẽ đàm phán, thuyết phục các nhà cung cấp không tăng giá để tránh tình trạng tăng giá ồ ạt các hàng hóa khác.
Theo ông Lưu Tiến Long, Giám đốc Sở Công thương, trước mắt ngành tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, khả năng cung cầu hàng hóa để kịp thời có biện pháp góp phần bình ổn thị trường.
Sở chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường.
Về lâu dài, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục giao ban giữa các doanh nghiệp với các sở, ngành thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; khuyến khích đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa, tổ chức các phiên chợ hàng Việt Nam, các đợt bán hàng khuyến mại.
Sở Công Thương sẽ làm đầu mối hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa các tỉnh phía Bắc trong việc tạo nguồn hàng ổn định, nhất là hàng nông sản thực phẩm để đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu cho thị trường Hà Nội./.
Ngay ngày đầu ra quân, các đội đã nhắc nhở, xử lý nhiều trường hợp chưa niêm yết giá, bán hàng không rõ xuất xứ, hàng kém chất lượng.
Các nhà quản lý thương mại hy vọng, với sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành thành phố, sự đồng thuận của các doanh nghiệp, thời gian tới thị trường hàng hóa ở Thủ đô sẽ không có đột biến, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Trước tình hình các mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng, nước tăng giá, các cơ quan quản lý thương mại và người dân đều tiên đoán có thể dẫn tới nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ tăng giá theo kiểu phản ứng dây chuyền.
Tuy nhiên, đến thời điểm này nhóm hàng lương thực, thực phẩm, rau xanh có xu hướng ổn định, chỉ có các mặt hàng tiêu dùng khác đang được các nhà cung cấp đưa ra nhiều lý do để tăng giá.
Hiện, các cơ quan quản lý thương mại Hà Nội cũng như các doanh nghiệp đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp góp phần bình ổn giá cả thị trường.
Trong đợt Tết vừa qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tạm ứng 250 tỷ đồng cho 13 doanh nghiệp thương mại vay với lãi suất 0% trong thời gian 5 tháng để dự trữ 9 mặt hàng thiết yếu, góp phần bình ổn giá thị trường.
Các doanh nghiệp cam kết giảm giá các mặt hàng dự trữ từ 3-5% so với thị trường, triển khai bán hàng tại 109 điểm kinh doanh. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp được vay vốn vẫn đảm bảo giá bán 9 mặt hàng thiết yếu thấp hơn so với thị trường; giá các mặt hàng đang kinh doanh tại siêu thị giữ bình ổn.
Ông Trần Mạnh Cảnh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho biết, từ Tết đến nay, hệ thống siêu thị Hapro vẫn giữ nguyên giá bán như trước, ngay cả những mặt hàng dễ biến động ngoài thị trường như thực phẩm tươi sống, rau xanh, tại siêu thị vẫn bình ổn.
Hiện tại, tổng công ty chưa có chủ trương tăng giá mặc dù các nhà cung cấp bắt đầu đưa ra yêu cầu tăng giá đầu vào. Thời gian tới, bộ phận thu mua của tổng công ty sẽ kiểm tra, đánh giá lại những yêu cầu tăng giá; nếu không phù hợp sẽ bị loại bỏ vì việc bình ổn giá hiện nay là rất cần thiết, khi chấp thuận tăng giá không hợp lý tất yếu các mặt hàng khác cũng tăng theo.
Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long cũng khẳng định, Big C hiện chưa điều chỉnh giá bán vì đang trong giai đoạn cam kết giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp bình ổn giá giá trước và sau Tết 1 tháng.
Khi điện, xăng và nước lên giá, chúng tôi cũng lo các nhà cung cấp yêu cầu tăng giá nhưng thực tế, theo tính toán, giá điện tăng mạnh nhất cũng chỉ làm tăng giá thành sản phẩm lên 0,7%. Vì vậy, Big C sẽ đàm phán, thuyết phục các nhà cung cấp không tăng giá để tránh tình trạng tăng giá ồ ạt các hàng hóa khác.
Theo ông Lưu Tiến Long, Giám đốc Sở Công thương, trước mắt ngành tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, khả năng cung cầu hàng hóa để kịp thời có biện pháp góp phần bình ổn thị trường.
Sở chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, ép giá, găm hàng, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường.
Về lâu dài, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục giao ban giữa các doanh nghiệp với các sở, ngành thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; khuyến khích đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa, tổ chức các phiên chợ hàng Việt Nam, các đợt bán hàng khuyến mại.
Sở Công Thương sẽ làm đầu mối hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa các tỉnh phía Bắc trong việc tạo nguồn hàng ổn định, nhất là hàng nông sản thực phẩm để đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu cho thị trường Hà Nội./.
Đinh Thị Thuận (Vietnam+)