Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất phân làn giao thông theo phương tiện 12 tuyến phố của Thủ đô nhằm làm giảm tai nạn giao thông và tăng khả năng thông xe trên tuyến.
Các tuyến phố được đề xuất bao gồm: Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai; Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ; Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi; Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn; Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân tới Lê Duẩn); Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ Cầu Chui - qua cầu Chương Dương); Kim Mã (đoạn từ Voi Phục - bến xe Kim Mã); Hoàng Quốc Việt; Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Đê 401; Phố Huế - Hàng Bài; Bà Triệu; Trần Phú (Điện Biên Phủ tới Lê Trực) - Tràng Thi.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, cho biết việc phân làn giao thông theo phương tiện được thực hiện bằng cách tách từng loại phương tiện tại từng làn riêng biệt nhằm giảm xung đột giữa các dòng phương tiện trên tuyến đường.
Theo Sở Giao thông Vận tải, tiêu chí lựa chọn các tuyến đường phân làn giao thông chủ yếu tập trung vào các tuyến phố có đủ điều kiện về hạ tầng giao thông và ý thức của người dân tương đối cao; tuyến đường phố xuyên tâm, vành đai hoặc các tuyến phố phân luồng một chiều; những tuyến đường phố có mặt cắt ngang mỗi chiều có đủ chiều rộng từ tối thiểu 10m trở lên; tuyến phố có các khoảng cách giữa các nút giao thông tối thiểu trên 300m; tuyến phố có đầy đủ và hoàn thiện cơ sở hạ tầng (vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hạ ngầm…); tuyến đường đã và đang nghiên cứu tổ chức phân làn theo phương tiện trước đây; tuyến phố có thể bố trí lực lượng phối hợp điều hành, hướng dẫn giao thông và tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đi không đúng làn đường quy định.
Ông Tân cho biết thêm: “Việc phân làn cũng làm tăng cường ý thức cho người tham gia giao thông, tạo ý thức đi theo làn đường, chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ, từng bước xây dựng văn hóa giao thông của người tham gia giao thông.”
Trước đó, Hà Nội đã từng thực hiện thí điểm phân làn gia thông theo phương tiện ba lần: năm 2003 tuyến Kim Mã; năm 2006 tuyến Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt; năm 2009 tuyến Giải Phóng. Tuy nhiên hiện nay trên các tuyến này vẫn chưa thực hiện được việc phân làn theo phương tiện.
Lý giải cho việc không thực hiện được phân làn các tuyến đường đã được thí điểm, ông Tân cho rằng, do lưu lượng phương tiện trên các tuyến đường lớn, phức tạp nên việc lưu thông theo làn của các dòng phương tiện, đặc biệt trong giờ cao điểm là khó thực hiện.
Đồng tình quan điểm đó, ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải cho rằng, việc này làm ban đầu khó vì ý thức người tham gia giao thông chưa cao.
“Đưa ra tách làn phương tiện không phải là vấn đề mới để chống ùn tắc giao thông. Thực tế chúng ta phải chấp nhận hiện trạng cơ sở hạ tầng đang có ở từng đoạn, từng khu vực để có biện pháp phân làn cho phù hợp,” ông Sỹ chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Sỹ cũng cho rằng: “Hà Nội không nên quá cầu toàn từng làn xe một mà chỉ cần tách ra làm hai làn xe: xe tải, xe ô tô và làn xe máy, xe thô sơ là cả sự thành công”.
Theo Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông Công an Thành phố Hà Nội, hiện nay công an giao thông đang duy trì phân làn phương tiện trên 3 tuyến vào thành phố: đường đi sân bay Nội Bài; đường 5; Pháp Vân - Cầu Giẽ và thực hiện tương đối tốt.
Tuy nhiên, ông Ngọc thừa nhận việc phân làn đối tượng xe máy rất khó khăn, cưỡng chế họ gây nguy hiểm.
Theo Đại tá Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, Thủ đô nên hạn chế số lượng đường sẽ thực hiện phân làn.
“Nếu chúng ta thực hiện nhiều tuyến quá, rải quân rộng, quân sẽ oải và không làm được. Bởi vì cứ có lực lượng chức năng thì người dân nghiêm chỉnh chấp hành nhưng hễ lực lượng đi khỏi là họ lại vi phạm,” Đại tá Thùy nhận định.
Để các tuyến phố có thể thực hiện theo đúng lộ trình đã đề ra, nhiều lãnh đạo ban ngành kiến nghị: “Nếu chúng ta có đủ lực lượng, đủ phương tiện, chúng ta làm kiên quyết thì sẽ đạt hiệu quả tương đối tốt.”
Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải phải sơn kẻ vạch, chữ và hình vẽ từng loại phương tiện trên mặt đường kết hợp với lắp đặt biển báo giao thông để hướng dẫn phương tiện tách làn và chuyển làn.
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, trong tuần thứ 3, tháng Chín, Hà Nội sẽ tiến hành phân làn giao thông theo phương tiện trước tiên trên 5 tuyến phố: tuyến Kim Mã (đoạn từ Voi Phục đến Bến xe Kim Mã), tuyến Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt (từ Lò Đúc - Kim Liên), tuyến Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Đại Cồ Việt), tuyến Phố Huế - Hàng Bài, tuyến Bà Triệu.
Cụ thể, các tuyến đường sẽ phân làm hai làn: làn dành cho ô tô, xe tải và làn dành cho xe máy, xe thô sơ.
Việc phân làn phương tiện sẽ được thực hiện thí điểm trong ba tháng, nếu đạt hiệu quả cao sẽ nhân rộng ra nhiều tuyến phố khác trên địa bàn Hà Nội./.
Các tuyến phố được đề xuất bao gồm: Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai; Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ; Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi; Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn; Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân tới Lê Duẩn); Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ Cầu Chui - qua cầu Chương Dương); Kim Mã (đoạn từ Voi Phục - bến xe Kim Mã); Hoàng Quốc Việt; Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Đê 401; Phố Huế - Hàng Bài; Bà Triệu; Trần Phú (Điện Biên Phủ tới Lê Trực) - Tràng Thi.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, cho biết việc phân làn giao thông theo phương tiện được thực hiện bằng cách tách từng loại phương tiện tại từng làn riêng biệt nhằm giảm xung đột giữa các dòng phương tiện trên tuyến đường.
Theo Sở Giao thông Vận tải, tiêu chí lựa chọn các tuyến đường phân làn giao thông chủ yếu tập trung vào các tuyến phố có đủ điều kiện về hạ tầng giao thông và ý thức của người dân tương đối cao; tuyến đường phố xuyên tâm, vành đai hoặc các tuyến phố phân luồng một chiều; những tuyến đường phố có mặt cắt ngang mỗi chiều có đủ chiều rộng từ tối thiểu 10m trở lên; tuyến phố có các khoảng cách giữa các nút giao thông tối thiểu trên 300m; tuyến phố có đầy đủ và hoàn thiện cơ sở hạ tầng (vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hạ ngầm…); tuyến đường đã và đang nghiên cứu tổ chức phân làn theo phương tiện trước đây; tuyến phố có thể bố trí lực lượng phối hợp điều hành, hướng dẫn giao thông và tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đi không đúng làn đường quy định.
Ông Tân cho biết thêm: “Việc phân làn cũng làm tăng cường ý thức cho người tham gia giao thông, tạo ý thức đi theo làn đường, chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ, từng bước xây dựng văn hóa giao thông của người tham gia giao thông.”
Trước đó, Hà Nội đã từng thực hiện thí điểm phân làn gia thông theo phương tiện ba lần: năm 2003 tuyến Kim Mã; năm 2006 tuyến Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt; năm 2009 tuyến Giải Phóng. Tuy nhiên hiện nay trên các tuyến này vẫn chưa thực hiện được việc phân làn theo phương tiện.
Lý giải cho việc không thực hiện được phân làn các tuyến đường đã được thí điểm, ông Tân cho rằng, do lưu lượng phương tiện trên các tuyến đường lớn, phức tạp nên việc lưu thông theo làn của các dòng phương tiện, đặc biệt trong giờ cao điểm là khó thực hiện.
Đồng tình quan điểm đó, ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải cho rằng, việc này làm ban đầu khó vì ý thức người tham gia giao thông chưa cao.
“Đưa ra tách làn phương tiện không phải là vấn đề mới để chống ùn tắc giao thông. Thực tế chúng ta phải chấp nhận hiện trạng cơ sở hạ tầng đang có ở từng đoạn, từng khu vực để có biện pháp phân làn cho phù hợp,” ông Sỹ chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Sỹ cũng cho rằng: “Hà Nội không nên quá cầu toàn từng làn xe một mà chỉ cần tách ra làm hai làn xe: xe tải, xe ô tô và làn xe máy, xe thô sơ là cả sự thành công”.
Theo Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông Công an Thành phố Hà Nội, hiện nay công an giao thông đang duy trì phân làn phương tiện trên 3 tuyến vào thành phố: đường đi sân bay Nội Bài; đường 5; Pháp Vân - Cầu Giẽ và thực hiện tương đối tốt.
Tuy nhiên, ông Ngọc thừa nhận việc phân làn đối tượng xe máy rất khó khăn, cưỡng chế họ gây nguy hiểm.
Theo Đại tá Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, Thủ đô nên hạn chế số lượng đường sẽ thực hiện phân làn.
“Nếu chúng ta thực hiện nhiều tuyến quá, rải quân rộng, quân sẽ oải và không làm được. Bởi vì cứ có lực lượng chức năng thì người dân nghiêm chỉnh chấp hành nhưng hễ lực lượng đi khỏi là họ lại vi phạm,” Đại tá Thùy nhận định.
Để các tuyến phố có thể thực hiện theo đúng lộ trình đã đề ra, nhiều lãnh đạo ban ngành kiến nghị: “Nếu chúng ta có đủ lực lượng, đủ phương tiện, chúng ta làm kiên quyết thì sẽ đạt hiệu quả tương đối tốt.”
Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải phải sơn kẻ vạch, chữ và hình vẽ từng loại phương tiện trên mặt đường kết hợp với lắp đặt biển báo giao thông để hướng dẫn phương tiện tách làn và chuyển làn.
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, trong tuần thứ 3, tháng Chín, Hà Nội sẽ tiến hành phân làn giao thông theo phương tiện trước tiên trên 5 tuyến phố: tuyến Kim Mã (đoạn từ Voi Phục đến Bến xe Kim Mã), tuyến Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt (từ Lò Đúc - Kim Liên), tuyến Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Đại Cồ Việt), tuyến Phố Huế - Hàng Bài, tuyến Bà Triệu.
Cụ thể, các tuyến đường sẽ phân làm hai làn: làn dành cho ô tô, xe tải và làn dành cho xe máy, xe thô sơ.
Việc phân làn phương tiện sẽ được thực hiện thí điểm trong ba tháng, nếu đạt hiệu quả cao sẽ nhân rộng ra nhiều tuyến phố khác trên địa bàn Hà Nội./.
Việt Hùng (Vietnam+)