Bên hành lang kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII đang diễn ra tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề huy động vốn từ xã hội hóa, tập trung nguồn lực cải tạo hệ thống sông, hồ, nhằm tạo môi trường sạch, đẹp cho thủ đô Hà Nội.
- Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?
Ông Nguyễn Thế Thảo:Hệ thống hồ nước của Hà Nội có hai chức năng chủ yếul à điều hòa nước mỗi khi mưa lớn, đường bị úng ngập và chức năng về môi trường.
Trong thời gian qua, chúng ta chưa có điều kiện đủ để thực hiện theo quy hoạch các hồ nước của Hà Nội. Hơn nữa, quản lý còn yếu kém, ý thức của người dân chưa cao, khiến một số hồ nước ở trong nội thành bị tù đọng, ô nhiễm và không thể hiện được chức năng thoát nước.
Vừa qua, thành phố đã quyết định phải tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống hồ này nhưng ngân sách còn khó khăn nên thành phố đã phát động xã hội hóa.
Cụ thể, tùy điều kiện, trên cơ sở lợi nhuận của mình, doanh nghiệp có thể đóng góp cùng với ngân sách thành phố thực hiện cải tạo hệ thống hồ. Hồ nào đã có kè rồi thì tập trung xử lý về nước. Hồ nào chưa có hệ thống kè, bờ bao quanh thì phải tập trung làm.
Một điều quan trọng nữa là cùng với hệ thống hồ này thì thành phố cũng tập trung cải tạo tuyến kênh, tuyến sông. Ví dụ như sông Tô Lịch, sông Nhuệ chẳng hạn, đã có đề án của Trung ương rồi. Thành phố cùng với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kết hợp giữa vấn đề tưới tiêu và cải tạo môi trường ở đây.
Phương hướng là xử lý cục bộ từng phần, từ nước thải ra, nạo vét dòng chảy, kết hợp với kè. Cái chính là tạo được nguồn nước cho dòng sông bằng việc bổ sung những trạm bơm đầu mối. Ta bơm nước vào sông Nhuệ trước và lấy ra 10% lượng nước này để tiếp tục điều tiết vào sông Tô Lịch. Chúng tôi đang tập trung vào chỉ đạo việc này, làm được thì sẽ cải thiện đáng kể môi trường, phục vụ sinh hoạt người dân được tốt hơn.
Mục tiêu của chúng ta bấy lâu nay là xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp. Đối với Hà Nội, là thủ đô, là trái tim của cả nước thì còn phải thêm một mục tiêu nữa là phải sáng. Một đô thị có đầy đủ 4 tiêu chí kể trên sẽ đảm bảo được sự văn minh.
- Hiện tại, việc duy trì những công trình phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Những công trình phục vụ cho Đại lễ được thực hiện theo đúng quy định, quy trình, quy phạm, được các cấp nghiệm thu. Đặc biệt, việc khánh thành và đưa vào sử dụng công viên Hòa Bình là một cố gắng lớn của thành phố. Đó là một công trình vừa đảm bảo môi trường sinh thái, vừa đảm bảo những yếu tố văn hóa đề ra, đáp ứng được nhưng yêu cầu về mặt chính trị, về mặt lịch sử.
Có thể trong quá trình thi công, hay trong quá trình quản lý công trình có một số điểm chưa hoàn thiện, chúng ta sẽ khắc phục trong thời gian tới.
Đối với quà tặng của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước cho thành phố nhân Đại lễ nghìn năm, đầu tiên, thành phố đưa về Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô để trưng bày, triển lãm phục vụ nhân dân thủ đô, nhân dân cả nước. Sau đó sẽ lựa chọn ra một số quà tặng để đưa về Bảo tàng Hà Nội lưu giữ lâu dài.
Xin cảm ơn ông./.
- Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?
Ông Nguyễn Thế Thảo:Hệ thống hồ nước của Hà Nội có hai chức năng chủ yếul à điều hòa nước mỗi khi mưa lớn, đường bị úng ngập và chức năng về môi trường.
Trong thời gian qua, chúng ta chưa có điều kiện đủ để thực hiện theo quy hoạch các hồ nước của Hà Nội. Hơn nữa, quản lý còn yếu kém, ý thức của người dân chưa cao, khiến một số hồ nước ở trong nội thành bị tù đọng, ô nhiễm và không thể hiện được chức năng thoát nước.
Vừa qua, thành phố đã quyết định phải tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống hồ này nhưng ngân sách còn khó khăn nên thành phố đã phát động xã hội hóa.
Cụ thể, tùy điều kiện, trên cơ sở lợi nhuận của mình, doanh nghiệp có thể đóng góp cùng với ngân sách thành phố thực hiện cải tạo hệ thống hồ. Hồ nào đã có kè rồi thì tập trung xử lý về nước. Hồ nào chưa có hệ thống kè, bờ bao quanh thì phải tập trung làm.
Một điều quan trọng nữa là cùng với hệ thống hồ này thì thành phố cũng tập trung cải tạo tuyến kênh, tuyến sông. Ví dụ như sông Tô Lịch, sông Nhuệ chẳng hạn, đã có đề án của Trung ương rồi. Thành phố cùng với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kết hợp giữa vấn đề tưới tiêu và cải tạo môi trường ở đây.
Phương hướng là xử lý cục bộ từng phần, từ nước thải ra, nạo vét dòng chảy, kết hợp với kè. Cái chính là tạo được nguồn nước cho dòng sông bằng việc bổ sung những trạm bơm đầu mối. Ta bơm nước vào sông Nhuệ trước và lấy ra 10% lượng nước này để tiếp tục điều tiết vào sông Tô Lịch. Chúng tôi đang tập trung vào chỉ đạo việc này, làm được thì sẽ cải thiện đáng kể môi trường, phục vụ sinh hoạt người dân được tốt hơn.
Mục tiêu của chúng ta bấy lâu nay là xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp. Đối với Hà Nội, là thủ đô, là trái tim của cả nước thì còn phải thêm một mục tiêu nữa là phải sáng. Một đô thị có đầy đủ 4 tiêu chí kể trên sẽ đảm bảo được sự văn minh.
- Hiện tại, việc duy trì những công trình phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Những công trình phục vụ cho Đại lễ được thực hiện theo đúng quy định, quy trình, quy phạm, được các cấp nghiệm thu. Đặc biệt, việc khánh thành và đưa vào sử dụng công viên Hòa Bình là một cố gắng lớn của thành phố. Đó là một công trình vừa đảm bảo môi trường sinh thái, vừa đảm bảo những yếu tố văn hóa đề ra, đáp ứng được nhưng yêu cầu về mặt chính trị, về mặt lịch sử.
Có thể trong quá trình thi công, hay trong quá trình quản lý công trình có một số điểm chưa hoàn thiện, chúng ta sẽ khắc phục trong thời gian tới.
Đối với quà tặng của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước cho thành phố nhân Đại lễ nghìn năm, đầu tiên, thành phố đưa về Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô để trưng bày, triển lãm phục vụ nhân dân thủ đô, nhân dân cả nước. Sau đó sẽ lựa chọn ra một số quà tặng để đưa về Bảo tàng Hà Nội lưu giữ lâu dài.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (ghi)