Chiều 5/8, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ủy quyền cho Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố được thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân.
Đây là lực lượng không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường, thị trấn ven đê.
Mỗi nhân viên quản lý đê nhân dân chịu trách nhiệm quản lý không quá 3km đê. Trong trường hợp những xã có dưới 3km đê, tùy tính chất phức tạp của đê điều trên địa bàn, địa phương có thể bố trí từ 1-2 nhân viên quản lý đê nhân dân cho phù hợp.
Căn cứ số lượng km đê trên địa bàn xã, chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã trình Ủy ban Nhân dân cấp huyện thẩm định, quyết định số lượng nhân viên và thành lập “Tổ quản lý đê nhân dân.”
Đối với xã có tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân từ 3-5 tổ viên sẽ có một tổ trưởng. Lực lượng quản lý đê nhân dân hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của Ủy ban Nhân dân cấp xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của cơ quan chuyên môn cấp huyện và hạt quản lý đê hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý đê điều.
Nhân viên quản lý đê nhân dân có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều và các công trình trên đê; kiểm tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều và các công trình trên đê.
Bên cạnh đó, nhân viên quản lý đê còn có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn báo cáo kịp thời các hành vi vi phạm luật về đê điều cho các cơ quan có thẩm quyền; tham gia với chính quyền cấp xã và cơ quan chuyên môn xây dựng phương án hộ đê, phòng, chống lụt, bão trên địa bàn được giao; tham gia quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê như điếm canh đê, vật tư dự trữ chống lũ lụt, bão, úng...
Nhân viên quản lý đê nhân dân được hưởng chế độ thù lao hàng tháng theo hệ số 0,6; tổ trưởng hưởng hệ số 0,8 mức lương tối thiểu. Khi làm nhiệm vụ nhân viên quản lý đê nhân dân phải đeo băng đỏ có chữ “Quản lý đê nhân dân” màu vàng trên cánh tay./.
Đây là lực lượng không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường, thị trấn ven đê.
Mỗi nhân viên quản lý đê nhân dân chịu trách nhiệm quản lý không quá 3km đê. Trong trường hợp những xã có dưới 3km đê, tùy tính chất phức tạp của đê điều trên địa bàn, địa phương có thể bố trí từ 1-2 nhân viên quản lý đê nhân dân cho phù hợp.
Căn cứ số lượng km đê trên địa bàn xã, chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã trình Ủy ban Nhân dân cấp huyện thẩm định, quyết định số lượng nhân viên và thành lập “Tổ quản lý đê nhân dân.”
Đối với xã có tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân từ 3-5 tổ viên sẽ có một tổ trưởng. Lực lượng quản lý đê nhân dân hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của Ủy ban Nhân dân cấp xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của cơ quan chuyên môn cấp huyện và hạt quản lý đê hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý đê điều.
Nhân viên quản lý đê nhân dân có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều và các công trình trên đê; kiểm tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều và các công trình trên đê.
Bên cạnh đó, nhân viên quản lý đê còn có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn báo cáo kịp thời các hành vi vi phạm luật về đê điều cho các cơ quan có thẩm quyền; tham gia với chính quyền cấp xã và cơ quan chuyên môn xây dựng phương án hộ đê, phòng, chống lụt, bão trên địa bàn được giao; tham gia quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê như điếm canh đê, vật tư dự trữ chống lũ lụt, bão, úng...
Nhân viên quản lý đê nhân dân được hưởng chế độ thù lao hàng tháng theo hệ số 0,6; tổ trưởng hưởng hệ số 0,8 mức lương tối thiểu. Khi làm nhiệm vụ nhân viên quản lý đê nhân dân phải đeo băng đỏ có chữ “Quản lý đê nhân dân” màu vàng trên cánh tay./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)